Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2600
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS. TS. Đào, Xuân Thành | - |
dc.contributor.author | PHÙNG, CÔNG SÁNG | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-06T07:58:48Z | - |
dc.date.available | 2021-12-06T07:58:48Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2600 | - |
dc.description.abstract | Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là tổn thương hay gặp nhất trong gãy xương vùng khuỷu ở trẻ em. Độ tuổi hay gặp nhất là khoảng từ 5 đến 6 tuổi, chiếm khoảng 3% các gãy xương1 và chiếm khoảng 60% các gãy xương vùng khuỷu2, 3 Trong một số trường hợp có thể gây ra các biến chứng cấp tính. Theo Skaggs (2010), tỷ lệ gãy trên lồi cầu trẻ em có biến chứng thần kinh là 7,7%, tổn thương mạch máu trong khoảng 1% - 20%3 Có nhiều phương pháp điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em như: nắn chỉnh bó bột, kéo liên tục qua xương hay nắn chỉnh rồi cố định bằng xuyên kim dưới màn tăng sáng hoặc phẫu thuật mở. Nắn chỉnh, cố định bằng bột thời gian thường bị kéo dài, vấn đề là khó có thể cố định vững chắc ổ gãy xương, tỉ lệ di lệch thứ phát cao, di chứng cứng khuỷu, can xương xấu là điều khó tránh khỏi3, 4 Phương pháp điều trị bằng cách nắn kín các di lệch sau đó cố định ổ gãy bằng xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng được giới thiệu bởi Swenson vào năm 1948 và hiện nay đã được chấp nhận rộng rãi. Tuy phương pháp nắn kín, xuyên kim cố định dưới màn tăng sáng với di lệch độ II, III được áp dụng phổ biến nhưng nó chỉ thực hiện được ở những cơ sở có trang bị màn tăng sáng. Tỷ lệ tổn thương mạch máu thần kinh thứ phát sau mổ ghăm kim dưới màn tăng sáng còn gặp nhiều: tổn thương thần kinh các loại chiếm tỷ lệ 5,88%, biến chứng mạch máu là 7,84%5 Phương pháp điều trị mở ổ gãy, kết hợp xương bằng xuyên đinh Kirschner: Quan sát ổ gãy rõ ràng, hạn chế di lệch xoay và kết hợp xương vững chắc, hạn chế nguy cơ tổn thương mạch máu thần kinh thứ phát do kéo nắn, bên cạnh đó người bệnh phải chịu nguy cơ của phẫu thuật và sẹo sau mổ. Hiện nay nhiều bệnh viện vẫn chưa có màn tăng sáng để áp dụng phương pháp xuyên đinh dưới màn tăng sáng cho điều trị gãy trên lồi cầu, đồng thời nhiều trường hợp nắn chỉnh dưới màn tăng sáng thất bại vẫn phải chuyển mổ mở, nên phương pháp mổ mở vẫn còn nguyên giá trị của nó Từ các vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em tại bệnh viện Nhi trung Ương” với hai mục tiêu sau đây: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X-Quang của gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em tại bệnh viện Nhi trung Ương. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Chấn thương chỉnh hình | vi_VN |
dc.title | Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em tại bệnh viện Nhi trung Ương | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CKII0092.pdf Restricted Access | 2.07 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.