Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2583
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorGS.TS. NGUYỄN, HỮU SÁU-
dc.contributor.authorNGUYỄN, VĂN CHỨC-
dc.date.accessioned2021-12-06T07:49:24Z-
dc.date.available2021-12-06T07:49:24Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2583-
dc.description.abstractMày đay là một bệnh lý phổ biến, đặc trưng bởi các sẩn phù, dát đỏ và ngứa. Ước tính, có ít nhất 15-23% dân số đã từng có biểu hiện mày đay trong cuộc đời của họ1. Theo Zuberbier và cs (2010), tỉ lệ bệnh khoảng 8,8% dân số, trong đó tỉ lệ mày đay mạn tính là 1,8%2. Có nhiều cách phân loại mày đay, trong đó, phân loại theo thời gian tiến triển bệnh được sử dụng phổ biến: thời gian diễn biến bệnh dưới 6 tuần là mày đay cấp tính, trên 6 tuần là mày đay mạn tính. Mày đay mạn tính có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh3,4. Mày đay mạn tính tự phát (Chronic spontaneous urticaria- CSU) được định nghĩa mày đay diễn biến dai dẳng trên 6 tuần mà không rõ nguyên nhân hoặc chưa chứng minh được nguyên nhân5,6. Theo Bracken và cs (2019), có 2 cơ chế chính trong sinh bệnh học của bệnh bao gồm: một là sự rối loạn con đường truyền tín hiệu nội bào tới tế bào mast và bạch cầu ái kiềm, chất trung gian hóa học được giải phóng từ tế bào mast; hai là sự phát triển của tự kháng thể kháng IgE (FcεRIα) trên tế bào mast và bạch cầu ái kiềm7. Trong đó, gần đây người ta đề cập đến vai trò của yếu tố kích hoạt tiểu cầu (PAF), một phospholipid được giải phóng từ tế bào mast. Nghiên cứu của Ulambayar và cs (2019) cho thấy, có sự gia tăng đáng kể của PAF ở bệnh nhân mày đay mạn tính tự phát so với nhóm chứng8. Về đặc điểm lâm sàng, bệnh diễn biến trong thời gian dài, thường trên 6 tuần với tổn thương xuất hiện hàng ngày hoặc gần như ngày nào cũng có, triệu chứng xuất hiện và mất đi trong vòng 24 giờ, tái phát trong nhiều tháng, nhiều năm. Đa phần các trường hợp không tìm được nguyên nhân6. Nghiên cứu của Chu và cs (2020) cho thấy, có sự tương đồng về tuổi, giới, tỉ lệ phù mạch giữa bệnh nhân mày đay khu vực châu Á, châu Phi so với các vùng khác, nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao hơn9. Jo và cs (2019) nhận thấy, mày đay mạn tính tự phát thường gặp ở người lớn trong độ tuổi 20-59, nữ nhiều hơn nam, và bệnh có xu hướng gia tăng ở nhóm trẻ em nhiều hơn nhóm người lớn10. Về điều trị, lựa chọn đầu tiên trong điều trị mày đay mạn tính tự phát là các thuốc kháng histamin. Mặc dù vậy, hiệu quả của các thuốc kháng histamin H1 đơn thuần chỉ đạt 45-50%. Kaplan và cs (2012) cho rằng, trong mày đay mạn tính tự phát, bên cạnh vai trò của histamin còn có thâm nhiễm các tế bào viêm, đặc biệt là sự giải phóng các chất trung gian hóa học từ tế bào mast5. Vì vậy, cần thiết kết hợp kháng histamin H1 và ức chế chất trung gian hóa học từ tế bào mast. Rupatadin là một thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, ngoài việc là chất đối kháng H1, còn là chất ức chế yếu tố kích hoạt tiểu cầu mạnh PAF (Platelet-activiting factor). Nghiên cứu của Kolasani và cs (2013) cho thấy rupatadin hiệu quả hơn desloratadin trong điều trị bệnh11. Hide và cs (2019) chứng minh rằng, rupatadin cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mày đay mạn tính tự phát so với giả dược và không có sự khác biệt giữa liều rupatadin 10mg và 20mg12. Theo Metz và cs (2015), rupatadin hiệu quả trong kiểm soát bệnh mày đay mạn tính dựa trên đánh giá thang điểm UAS713. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về rupatadin trong điều trị mày đay mạn tính tự phát. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Kết quả điều trị mày đay mạn tính tự phát bằng rupatadin” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong mày đay mạn tính tự phát tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương. 2. Đánh giá kết quả điều trị mày đay mạn tính tự phát bằng rupatadinvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectDa liễuvi_VN
dc.titleKẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY MẠN TÍNH TỰ PHÁT BẰNG RUPATADINvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0074.pdf
  Restricted Access
2.07 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.