Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2546
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLƯƠNG THỊ, LAN ANH-
dc.contributor.authorLÊ MINH, THẮNG-
dc.date.accessioned2021-12-06T03:26:28Z-
dc.date.available2021-12-06T03:26:28Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2546-
dc.description.abstractHiện nay, trên toàn thế giới có hơn 70 triệu cặp vợ chồng bị vô sinh1. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này như căng thẳng trong cuộc sống, thay đổi lối sống, hút thuốc lá, uống rượu bia, phụ nữ kết hôn và mang thai muộn… Ước tính trên toàn cầu tỷ lệ vô sinh là 6-12%2, khác nhau giữa các nước đã và đang phát triển. Vô sinh đã để lại hậu quả nặng nề về mọi mặt, đặc biệt trong nhiều nền văn hóa, phụ nữ được khẳng định giá trị thông qua việc làm mẹ, nên việc không thể thụ thai tạo ra nhiều gánh nặng về tâm lý, xã hội và kinh tế cho các gia đình nhất là đối với phụ nữ3-5. Tại Việt Nam, một nghiên cứu phối hợp giữa Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội cho thấy tỷ lệ vô sinh năm 2009 ở mức khoảng 7,7% các cặp vợ chồng: vô sinh nam và vô sinh nữ có tỷ lệ tương đương nhau. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như IUI, IVF, ICSI là một bước tiến lớn về khoa học đã giúp cho người phụ nữ có thể mang thai, giúp đỡ các gia đình hiếm muộn có được niềm hạnh phúc đón chào thành viên mới. Nhưng tỉ lệ thành công của IVF còn thấp vẫn chỉ từ 25-30%6. Mặc dù các phôi được chuyển là phôi đã được chọn lựa hình thái tốt, tuy nhiên, không phải tất cả phôi IVF hình thái bình thường đều có bộ NST bình thường. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn NST cao ở trứng hoặc ở phôi là nguyên nhân chính làm tỉ lệ thành công IVF còn thấp7. Từ năm 1992 đến nay, khi thực hiện hỗ trợ sinh sản, đã có nhiều kỹ thuật di truyền được ứng dụng để phát hiện các rối loạn NST, các bệnh lý đơn gen cho phôi như FISH (Fluorescent Insitu Hybridization), aCGH (array Comparative Genomic Hybridization), KL-BoBs (BACs-on Beads), NGS (Next Generation Sequencing),… Trong đó, aCGH là một trong các kỹ thuật tiên tiến, có nhiều ưu điểm như kiểm tra được toàn bộ 46 NST người, thời gian thực hiện nhanh. Kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và Châu Âu, là một xét nghiệm rất phổ biến trong phát hiện các bất thường NST ở giai đoạn phôi8-11. aCGH là kỹ thuật di truyền tế bào - phân tử phát hiện sự thay đổi số lượng NST trên toàn bộ hệ gen với độ phân giải cao, kỹ thuật aCGH được ứng dụng để phát hiện các bất thường di truyền, hỗ trợ trong sàng lọc và chẩn đoán bệnh tật trước chuyển phôi, trước sinh, sau sinh. Trên thế giới, aCGH được ứng dụng để phát hiện các bất thường di truyền nhỏ không thấy được ở bộ NST khi làm Karyotype. Với công nghệ sử dụng các phân tử dò tìm trên toàn bộ 46 NST người, theo nguyên tắc lai so sánh với mẫu đối chứng, kết hợp phân tích di truyền phân tử, thời gian thực hiện nhanh, aCGH có thể ứng dụng phân tích DNA tổng số được chiết tách từ các mẫu sinh phẩm. Tại Việt Nam, aCGH hiện rất ít nghiên cứu được triển khai. Chính vì vậy, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị và chi phí trong quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, chúng tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng kỹ thuật lai so sánh hệ gen (aCGH) phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể trước chuyển phôi” với hai mục tiêu: 1. Hoàn chỉnh kỹ thuật lai so sánh hệ gen (aCGH) phát hiện các bất thường NST trước chuyển phôi. 2. Nhận xét các bất thường NST được phát hiện bằng kỹ thuật lai so sánh hệ gen (aCGH) ở các phôi thụ tinh trong ống nghiệm.vi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectY sinh học di truyềnvi_VN
dc.titleỨNG DỤNG KỸ THUẬT LAI SO SÁNH HỆ GEN (aCGH) PHÁT HIỆN CÁC BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ TRƯỚC CHUYỂN PHÔIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0698.pdf
  Restricted Access
3.36 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.