Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2539
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGÔ VĂN, TOÀN-
dc.contributor.authorNGUYỄN VĂN, ĐẠT-
dc.date.accessioned2021-12-06T03:24:51Z-
dc.date.available2021-12-06T03:24:51Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2539-
dc.description.abstractVết thương gân gấp bàn tay chiếm <1% tổng số các vết thương bàn tay1. Xử trí những tổn thương này thường đặt ra thách thức phẫu thuật vì kết quả vẫn không thể đoán trước được mặc dù đã cố gắng hết sức. Việc xử trí theo tổn thương gân gấp vùng 2 bàn tay, là một chủ đề đã gây tranh cãi nhiều từ trước tới nay. Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật bàn tay sử dụng phân loại của Verdan dựa trên khả năng hình thành kết dính, để xác định vị trí tổn thương của gân gấp bàn tay. Vùng 2 còn được mệnh danh là “vùng đất không người”. Thuật ngữ này được xuất hiện lần đầu tiên trong ấn bản lần thứ hai trong cuốn sách nổi tiếng của S. Bunnell: “Surgery of the Hand”; ông nói đến việc "khâu gân gấp thì đầu trong vùng giữa nếp gấp xa trong lòng bàn tay và nếp gấp giữa ở ngón tay (Vùng đất không người)." Ông mô tả đây là vùng đất không có người ở vì đặc điểm giải phẫu đặc trưng của nó và rút ra từ kinh nghiệm khi nhận thấy kết quả khâu gân gấp tại vùng này tỉ lệ thất bại và dính gân rất cao2,3. Khu vực này có cấu tạo đặc trưng là một đường hầm xương sợi bên trong ngón tay, qua đó hai gân gấp đi cùng nhau và đan xen một cách phức tạp. Nhiều ròng rọc làm tăng độ phức tạp của việc phẫu thuật vì chỉ một sự phồng lên tối thiểu của vỏ gân có thể làm giảm chuyển động tự do của gân. Do đó, biên độ sai số cho phép trong vùng này là rất nhỏ. S. Bunnell khuyến cáo không nên sửa chữa thì đầu các tổn thương gân gấp vùng 2, thay vào đó là sửa chữa thì 2 và ghép gân. Các tác giả sau đó cũng ủng hộ quan điểm của Bunnell. Đến năm 1960, sau báo cáo của Kleinert về kết quả hết sức khả quan khi điều trị gân gấp thì đầu mà các giai đoạn trước chưa từng đạt được4, phẫu thuật sửa chữa gân gấp thì đầu mới được chấp nhận rộng rãi và ngày càng được nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay điều trị tổn thương gân gấp vùng 2 vẫn luôn là “hố đen” đầy thách thức trong phẫu thuật bàn tay do những đặc trưng về giải phẫu và sinh lý của vùng này. Ở nước ta, việc xử trí thương tổn gân gấp vùng 2 ngay thì đầu đúng quy chuẩn gặp nhiều khó khăn. Ở tuyến dưới do thiếu dụng cụ, kim chỉ chuyên dụng cho phẫu thuật bàn tay, đặc biệt thiếu những phẫu thuật viên chuyên ngành về phẫu thuật bàn tay. Trong đó tuyến trung ương có thể đáp ứng các yêu cầu trên nhưng do số lượng bệnh nhân đông nên thời gian chờ đợi phẫu thuật dài, thời gian nằm viện điều trị ngắn, do đó quá trình điều trị phục hồi chức năng không đầy đủ. Bên cạnh sự hướng dẫn không đầy đủ của bác sĩ, ý thức của bệnh nhân cũng đóng vai trò lớn ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Đó là những nguyên nhân chính dẫn tới kết quả điều trị tổn thương gân gấp bàn tay còn kém ở cả tuyến dưới và tuyến trên, tỉ lệ di chứng sau mổ nối gân gấp vùng 2 thì đầu là cao, làm giảm chức năng bàn tay sau phẫu thuật. Để đánh giá đặc điểm thương tổn gân gấp vùng 2 bàn tay và kết quả của phẫu thuật sửa chữa gân gấp vùng 2 thì đầu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị vết thương gân gấp vùng 2 bàn tay thì đầu” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và thương tổn giải phẫu vết thương gân gấp mới vùng 2 bàn tay. 2. Đánh giá kết quả điều trị vết thương gân gấp vùng 2 bàn tay thì đầu.vi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectNgoại khoavi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG GÂN GẤP VÙNG 2 BÀN TAY THÌ ĐẦUvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0694.pdf
  Restricted Access
1.95 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.