Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2535
Title: | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA U TẾ BÀO MẦM TINH HOÀN |
Authors: | THIỀU MẠNH, CƯỜNG |
Advisor: | Bùi Thị, Mỹ Hạnh |
Keywords: | Giải phẫu bệnh |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Tế bào (TB) mầm hay còn gọi là TB sinh dục, là những TB có khả năng tạo thành giao tử sau khi trải qua nhiều giai đoạn biệt hóa1-3. U tế bào mầm (UTbM) gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó vị trí hay gặp nhất là tinh hoàn và buồng trứng4. Ở tinh hoàn, đây là nhóm u hay gặp nhất, chiếm đến 95% các loại u tinh hoàn nói chung5. Chẩn đoán u tế bào mầm tinh hoàn (UTbMTH) cần sự kết hợp giữa lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh học và giải phẫu bệnh (GPB), trong đó chẩn đoán GPB đóng vai trò quyết định. Mặc dù, UTbMTH là loại u hiếm gặp, chỉ chiếm 1% các trường hợp ung thư ở nam giới6, nhưng đây là loại u đặc thường gặp nhất ở nam giới có độ tuổi 15-347. Tỉ suất mới mắc chung của bệnh trên thế giới là 1,5/100.000 người mỗi năm, thay đổi theo vùng địa lý6 và có xu hướng ngày càng gia tăng8. Ước tính đến năm 2026, số trường hợp mới mắc tại Mỹ có thể đạt 9.976 trường hợp với tỉ suất mới mắc là 9,98/100.000 người mỗi năm, so với năm 2013, tỉ suất này tăng thêm 23,88%8. Ở châu Á, tỉ lệ mắc ung thư tinh hoàn khá thấp, dưới 1/100.000 người mỗi năm. Theo GLOBOCAN năm 2018, tại Việt Nam, ung thư tinh hoàn đứng thứ 32 trong các loại ung thư thường gặp, với số trường hợp mới mắc là 207 trường hợp/năm9. Tại Hà Nội, ung thư tinh hoàn đứng hàng thứ 24 trong các loại ung thư ở nam giới, với tỉ lệ mắc bệnh là 0,8/100.000 người, trong đó 95% các trường hợp là UTbMTH10,11, và đang có xu hướng ngày càng gia tăng12. UTbMTH là một nhóm u đa dạng về đặc điểm mô bệnh học (MBH), việc phân típ MBH lại là yếu tố quyết định phương pháp điều trị, theo dõi và tiên lượng sau phẫu thuật13. Năm 2005, Oosterhuis và cộng sự đã chia UTbMTH thành ba típ: típ I (còn gọi là UTbMTH ở trẻ em, UTbMTH trước dậy thì), típ II (UTbMTH sau dậy thì) và típ III (chỉ gồm u tinh bào)14. Năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) cho ra mắt bảng phân loại mới về UTbMTH, cơ bản áp dụng phân loại trên của Oosterhuis. Mặc dù việc phân típ đa phần có thể dựa trên tiêu bản nhuộm HE thường quy, tuy nhiên, trong một số trường hợp khó cần sự hỗ trợ của hóa mô miễn dịch (HMMD)15, trong đó CD117 và CD30 là hai dấu ấn có giá trị trong phân típ MBH của UTbMTH típ II. Trên thế giới, UTbMTH đã có nhiều nghiên cứu sâu về HMMD và sinh học phân tử, nhưng tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này, nhất là về MBH và HMMD. Các nghiên cứu chỉ mới tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ em16, chưa có cái nhìn tổng quát về UTbMTH, chưa áp dụng phân loại của TCYTTG năm 2016 cũng như chưa có nghiên cứu về giá trị của các dấu ấn CD30, CD117 trong chẩn đoán và phân típ UTbMTH. Bắt nguồn từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học của u tế bào mầm tinh hoàn” với hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm mô bệnh học của u tế bào mầm tinh hoàn. 2. Khảo sát sự bộc lộ dấu ấn CD30, CD117 của u tế bào mầm tinh hoàn típ II. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2535 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS0716.pdf Restricted Access | 3.41 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.