Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2533
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Đoàn, Lực | - |
dc.contributor.author | ĐẶNG THẾ, DŨNG | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-06T03:23:31Z | - |
dc.date.available | 2021-12-06T03:23:31Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2533 | - |
dc.description.abstract | Ung thư (UT) là mối lo của nhân loại trong thế kỷ XXI. Đây là căn bệnh gây tử vong cao tại Việt Nam do hầu hết các bệnh nhân (BN) phát hiện UT đều ở giai đoạn muộn. Đau là triệu chứng thường gặp giai đoạn này và cũng là lý do làm cho BN sợ hãi nhất. BN UT cần được giảm đau ở tất cả các giai đoạn bệnh, vì vậy nhu cầu điều trị giảm đau là rất lớn. Mặc dù được điều trị giảm đau là quyền của con người nhưng có tới 30% BN không được điều trị đau một cách thỏa đáng1, trong đó 50-70% BN đang điều trị UT và 70-95% ở giai đoạn UT tiến triển phải trải qua những cơn đau đột xuất (BTP – Breakthrough Pain)2. BTP là sự gia tăng đau đớn chớp nhoáng xảy ra trên những BN UT có đau mạn tính đang được kiểm soát bằng thuốc opioid với đặc điểm lâm sàng rất thay đổi, nhưng thường được mô tả là khởi phát nhanh (5 – 15 phút), thời gian diễn ra cơn đau ngắn (< 30 phút) và cường độ thường nghiêm trọng (7 – 10)3,4. Theo nghiên cứu của tác giả Ahsan Azhar trên những BN UT giai đoạn muộn cho thấy tỷ lệ BTP được báo cáo ở 79% số BN5. BTP xuất hiện là dự báo cho sự đáp ứng kém với các liệu pháp điều trị hiện tại4,6. BTP có thể là mối lo lắng lớn nhất đối với BN UT nhất là ở giai đoạn muộn. Các nguyên nhân gây đau đối với BN UT giai đoạn muộn rất đa dạng và khoảng 10% không tìm thấy nguyên nhân làm quá trình điều trị và kiểm soát đau do UT trở lên khó khăn và phức tạp. Sự hiện diện của BTP làm giảm sự hài lòng của BN với các điều trị đau hiện tại, làm tăng khả năng xảy ra các biến chứng về thể chất, tâm lý và xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống của BN và gia đình BN, kéo dài thời gian nằm viện và tạo thêm gánh nặng y tế3,7. Hiện nay có nhiều phương pháp để kiểm soát BTP như điều trị bằng thuốc giảm đau, chống trầm cảm, chống động kinh; phương pháp can thiệp như gây tê tại chỗ, phong bế thần kinh, phẫu thuật, hóa chất, xạ trị và các liệu pháp tâm lý… Nhưng điều trị đau bằng thuốc vẫn là phương pháp chủ đạo8. BTP đã được nghiên cứu và báo cáo từ năm 1990 nhưng cho đến hiện tại, các khuyến cáo điều trị quốc tế vẫn chưa được thống nhất9. Opioid là thuốc chính kiểm soát đau trong UT và một loại oipiod giải phóng nhanh được sử dụng như liều cứu hộ để điều trị BTP8,10,11. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá và điều trị BTP, Việt nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về đánh giá và điều trị BTP ở đối tượng BN UT giai đoạn muộn nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị cơn đau đột xuất trên bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn tại Khoa chống đau Bệnh viện K” với 2 mục tiêu chính: 1. Mô tả đặc điểm cơn đau đột xuất trên những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn có đau vừa và đau nặng được điều trị tại khoa chống đau. 2. Đánh giá kết quả điều trị của thuốc cắt cơn đau ở nhóm bệnh nhân trên. | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Ung thư | vi_VN |
dc.title | “Đánh giá kết quả điều trị cơn đau đột xuất trên bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn tại Khoa chống đau Bệnh viện K” | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS0697.pdf Restricted Access | 1.75 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.