Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2526
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS.VŨ, ĐĂNG LƯU-
dc.contributor.authorLẠI, THU HƯƠNG-
dc.date.accessioned2021-12-06T03:16:06Z-
dc.date.available2021-12-06T03:16:06Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2526-
dc.description.abstractXẹp nhĩ là tình trạng màng nhĩ co lõm vào trong hòm tai làm giảm khoảng trống trong hòm tai1,2. Có nhiều tên gọi khác nhau để mô tả hiện tương này: tympanic membrane retraction – co kéo màng nhĩ, tympanic membrane retraction pocket – túi co kéo, atelectasis – xẹp nhĩ, adhesive otitis – viêm tai dính… mỗi tên gọi mô tả được một giai đoạn bệnh2. Bản chất của xẹp nhĩ là một quá trình bệnh lý, trong đó tình trạng áp lực âm trong hòm tai tác động lên màng nhĩ do ảnh hưởng của tắc vòi, tiêu lớp sợi xơ của màng nhĩ khiến màng nhĩ trở nên trong, bóng, mỏng và biểu mô hòm tai teo đét chuyển từ biểu mô trụ có long chuyển thành biểu mô lát tầng. Xẹp nhĩ nằm trong bệnh cảnh của viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín, khá phổ biến trong bệnh lý tai giữa. Theo nghiên cứu của Tos và Poulsen trên các trẻ bị viêm tai ứ dịch kéo dài cho thấy tỷ lệ bệnh xẹp nhĩ là khoảng 35%3. Một nghiên cứu khác của Maw và Bawden năm 1994 trên đối tượng là trẻ em cũng cho thấy có 40% xẹp nhĩ màng chùng và 17% xẹp nhĩ phần màng căng4. Xẹp nhĩ nói chung và túi co kéo thượng nhĩ nói riêng có tiên lượng gần như không thể đoán trước được: tổn thương có thể tồn tại ổn định và an toàn trong một thời gian dài hoặc tiến triển và trở nên nguy hiểm khi xâm lấn đến các cấu trúc của tai giữa và xương chũm1. Xẹp nhĩ thường không được phát hiện sớm do triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, chỉ có 10-20% biểu hiện ở tai2. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, trong đó các giai đoạn có sự chuyển hoá lẫn nhau, giai đoạn muộn màng nhĩ dính vào hòm tai, kết thúc quá trình xẹp là viêm tai giữa có cholesteatoma với tỷ lệ 30%5. Tổn thương xẹp nhĩ gây ảnh hưởng đến chức năng của tai giữa, đặc biệt là chức năng nghe. Thăm khám lâm sàng nội soi tai và các thăm dò chức năng như đo thính lực, nhĩ lượng là những phương pháp đơn giản, hiệu quả đã được áp dụng thường quy, giúp chẩn đoán xác định, phân loại giai đoạn, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của xẹp nhĩ đến chức năng tai giữa. Tuy nhiên có rất ít dữ liệu báo cáo về các dấu hiệu lâm sàng sớm để có thể tiên lượng được tổn thương xẹp nhĩ. CLVT xương thái dương là phương tiện chẩn đoán hình ảnh được lựa chọn đầu tay không chỉ trong xẹp nhĩ giai đoạn muộn, nội soi khó kiểm soát đáy túi và khó đánh giá mức độ ăn sâu của tổn thương, mà còn có thể phát hiện được hình ảnh tổn thương ở bất kì vị trí nào trong tai giữa ở bất kì giai đoạn nào. CLVT cung cấp các tiêu chí khách quan giúp phân biệt tốt hơn trường hợp xẹp nhĩ an toàn hay nguy hiểm. Bên cạnh đó CLVT còn là bản đồ cho các phẫu thuật viên trong quá trình điều trị xẹp nhĩ đối với các bệnh tích nguy hiểm6,7. Trên thế giới và tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu cụ thể và chính thống về mối tương quan giữa lâm sàng và hình ảnh học cắt lớp vi tính xẹp nhĩ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giá trị của cắt lớp vi tính trong bệnh lý xẹp nhĩ có chỉ định phẫu thuật” với hai mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm hình ảnh trên cắt lớp vi tính của bệnh xẹp nhĩ có chỉ định phẫu thuật. 2. Đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính đối với bệnh lý xẹp nhĩ có đối chiếu với phẫu thuật. vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectChẩn đoán hình ảnhvi_VN
dc.titleGIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG BỆNH LÝ XẸP NHĨ CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬTvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0047.pdf
  Restricted Access
2.68 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.