Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2519
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm Nhật, An-
dc.contributor.authorNGÔ THỊ, CAM-
dc.date.accessioned2021-12-04T03:27:37Z-
dc.date.available2021-12-04T03:27:37Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2519-
dc.description.abstractViêm màng não nhiễm khuẩn (VMNNK: Bacterial Meningitis) là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương gây nên bởi các vi khuẩn có khả năng sinh mủ xâm nhập vào màng não, thường gặp ở trẻ em, nhiều nhất ở lứa tuổi dưới 5 tuổi.1–3 Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong phòng chống và điều trị bệnh nhưng VMNNK vẫn là một gánh nặng toàn cầu. Tỷ lệ VMNNK trung bình trên thế giới là 34/100.000 trẻ mỗi năm, cao nhất ở Châu Phi 143,6 và thấp nhất ở Mỹ 16,6/100.000 trẻ trong một năm. Tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực châu Phi (31,3%). Trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong trung bình là 14,4% (5,3% -26,2%).4 Tại Pháp từ 2001-2012 có 4808 bệnh nhân VMNNK.5 Ở Nhật Bản tỷ lệ này là 43/100000 trẻ trong năm 2012.6 Tại Việt Nam, theo thống kê tại Bệnh viện nhi Trung Ương trong 4 năm (2008-2012) có 664 trẻ bị VMNNK nhập viện.7 Căn nguyên của bệnh VMNNK thay đổi theo thời gian và vùng miền. Trước đây ở Mỹ và các nước phát triển nguyên nhân gây bệnh VNMNK hàng đầu là Hemophilus influenzae. Từ khi có vacxin Hib vào những năm cuối thập kỷ 90 thì phế cầu lại trở thành tác nhân chính gây VMNNK ở trẻ em.6,8,9 Ngay cả các nước thuộc Châu Phi thì nguyên nhân chủ yếu hiện nay cũng là phế cầu.8,10 Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Sơn năm 2008 và Nguyễn Văn Lâm (2003-2007) cho thấy tỷ lệ VMN do Hemophilus influenzae typ b (Hib) là cao nhất (46,2%, 64%).11,12 Tuy nhiên từ năm 2010- 2012 tỷ lệ bệnh VMN do Hib đã có xu hướng giảm xuống và phế cầu là nguyên nhân chính gây bệnh VMN ở trẻ em.3,13 Mặc dù phế cầu đã có vắc xin phòng bệnh nhưng số ca mắc vẫn khá cao do chưa được tiêm phòng rộng rãi.14 Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi trong điều trị cũng làm cho mô hình căn nguyên thay đổi.15 Mặt khác, sử dụng thuốc kháng sinh ngày nay khá phổ biến và dễ dàng càng làm cho việc xác định căn nguyên khó khăn hơn.16,17 Tại Việt Nam, VMNNK vẫn còn là bệnh nhiễm trùng thần kinh thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng, không đặc hiệu làm cho chẩn đoán, điều trị đôi khi còn chậm. Để chẩn đoán xác định VMN do vi khuẩn phải dựa vào kết quả chọc dò dịch não tủy xét nghiệm tế bào, sinh hóa, vi khuẩn. Xét nghiệm DNT giúp cho chẩn đoán bệnh, căn nguyên gây bệnh cũng như tiên lượng bệnh.1,18 VMNNK được coi là tình trạng cấp cứu với tỷ lệ tử vong và di chứng cao.2,4,13 Vì vậy chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh thích hợp là rất quan trọng.10 Trong thực tế việc chẩn đoán sớm và chính xác VMNNK ở trẻ em còn gặp rất nhiều khó khăn. Chẩn đoán muộn ảnh hưởng đến kết quả điều trị, nếu VMNNK được chẩn đoán sớm thì tỷ lệ khỏi tăng lên đáng kể, giảm tỷ lệ di chứng và tử vong, đặc biệt là chẩn đoán sớm ≤2 ngày.13 Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại đề cập cụ thể đến chẩn đoán muộn trong VMNNK rất ít và các yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn cần được làm rõ. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn trẻ em” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ 01/07/2018 đến 30/06/2019. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectNhi khoavi_VN
dc.title“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn trẻ em”vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0683.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.