Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2500
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLÊ ĐÌNH, TÙNG-
dc.contributor.authorHOÀNG THỊ, HUYỀN TRANG-
dc.date.accessioned2021-12-04T03:23:15Z-
dc.date.available2021-12-04T03:23:15Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2500-
dc.description.abstractĐau dây V (Trigeminal neuralgia) là nguyên nhân gây đau mặt có các cơn đau kịch phát ở một bên giống như sốc điện, xảy ra trong thời gian ngắn, khởi phát và chấm dứt đột ngột, lặp đi lặp lại trên sự phân bố cảm giác của một hoặc nhiều nhánh dây thần kinh số năm.1 Mặc dù tỉ lệ gặp trên lâm sàng không cao nhưng đau dây V có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.2 Tolle đã chứng minh trên 82 bệnh nhân đau dây V, tình trạng suy giảm sức khỏe liên quan đến mức độ nghiêm trọng trong cơn đau của bệnh nhân.3 Trong một nghiên cứu khác trên 30 bệnh nhân đau dây V, tỉ lệ bệnh nhân mắc trầm cảm, rối loạn lo âu từ 30% đến 47% trên tổng số đối tượng nghiên cứu.4 Nguyên nhân đau dây V còn nhiều tranh cãi, chủ yếu do mạch máu chèn ép, thường là động mạch nằm trong bể cầu tiểu não hay còn gọi là xung đột mạch máu - thần kinh dẫn đến hủy myelin và gây ra triệu chứng trên lâm sàng. Một số nguyên nhân thứ phát như khối u, bất thường mạch máu cũng đã được đề cập.5 Đau dây V được chẩn đoán chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng.1 Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dựa vào biểu hiện và triệu chứng lâm sàng có thể dẫn đến việc chẩn đoán nhầm với các bệnh lý đau mặt khác. Nguyễn Thành Chung năm 2019 nghiên cứu trên 94 bệnh nhân đau dây V thấy 11 bệnh nhân (11,7%) chẩn đoán nhầm là đau răng và nhổ răng để điều trị đau mặt trước khi đến khám.6 Vì vậy, chẩn đoán đau dây V cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các phương pháp thăm dò cận lâm sàng để đưa ra được chẩn đoán sớm và chính xác. Hiện nay, có rất nhiều xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị đau dây V, bao gồm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, điện sinh lý thần kinh - cơ,... Có nhiều phương pháp thăm dò điện sinh lý thần kinh - cơ đã được thực hiện để khảo sát chức năng dẫn truyền của dây thần kinh số năm như phản xạ nháy mắt chỉ khảo sát được nhánh mắt dây thần kinh số năm; phản xạ ức chế cơ cắn ghi lại hình ảnh sóng đáp ứng khi kích thích nhánh hàm trên và nhánh hàm dưới; điện thế kích thích dây thần kinh số năm ghi đáp ứng trên toàn bộ các nhánh của dây thần kinh số năm.7 Trên thế giới, ghi điện thế kích thích dây thần kinh số năm đã được nghiên cứu và phát triển từ rất sớm.8 Trong đó, phương pháp ghi điện thế kích thích cảm giác đau bằng điện cực kích thích đồng trục bề mặt là một phương pháp mới, chi phí thấp và đã được một số tác giả phát triển, nghiên cứu trên người khỏe mạnh và bệnh lý khác.9 Đặc điểm nhân trắc các chủng tộc, môi trường ghi khác nhau ảnh hưởng đến kết quả sóng PREP dây thần kinh số năm khác biệt giữa nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào ghi điện thế kích thích cảm giác đau dây thần kinh số năm tại Việt Nam và chưa có nghiên cứu nào ghi điện thế kích thích đau dây thần kinh số năm bằng điện cực đồng trục bề mặt trên bệnh nhân đau dây V trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm điện thế kích thích cảm giác đau trên bệnh nhân đau dây thần kinh số V tuổi từ 40 đến 60” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm điện thế kích thích cảm giác đau dây thần kinh số V trên người khỏe mạnh tuổi từ 40 đến 60. 2. Xác định đặc điểm điện thế kích thích cảm giác đau trên bệnh nhân đau dây thần kinh số V tuổi từ 40 đến 60.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectSINH LÝ HỌCvi_VN
dc.subjectĐIỆN THẾ KÍCH THÍCH CẢM GIÁC ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ V TUỔI TỪ 40 ĐẾN 60vi_VN
dc.titleĐẶC ĐIỂM ĐIỆN THẾ KÍCH THÍCH CẢM GIÁC ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ V TUỔI TỪ 40 ĐẾN 60vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0665.pdf
  Restricted Access
2.63 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.