Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2496
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần Thị Hà An-
dc.contributor.authorĐỗ Văn Đức-
dc.date.accessioned2021-12-04T02:33:23Z-
dc.date.available2021-12-04T02:33:23Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2496-
dc.description.abstractChấn thương tuỷ sống là một trong những chấn thương thường gặp trong ngoại khoa và để lại nhiều di chứng nặng nề. Hậu quả của chấn thương tuỷ sống có thể gây ra tình trạng liệt vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn,1 khiến cho người bệnh có nguy cơ tàn tật suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với các thương tật thứ cấp có thể gặp như teo cơ, cứng khớp, nhiễm trùng, loét do tỳ đè,... Những tổn thương về cơ thể, tổn thất kinh tế gia đình, mặc cảm về bệnh tật này là những sang chấn tâm lý nặng nề khiến cho những người bệnh chấn thương tuỷ sống dễ mắc các rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn trầm cảm.2,3,4 Theo nghiên cứu của Peterson D và cộng sự năm 2019, trầm cảm là rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao nhất sau chấn thương tuỷ sống.2 Khoảng 20-30% người bệnh chấn thương tuỷ sống có các dấu hiệu của trầm cảm,5 cao hơn nhiều so với tỷ lệ trầm cảm chung ở cộng đồng (4,4%).6,7 Trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh chấn thương tuỷ sống. Một trong những hậu quả nặng nề nhất là làm tăng nguy cơ tự sát.8 Trong phục hồi chức năng, trầm cảm khiến cho việc tập luyện, hồi phục của người bệnh kém hiệu quả.9 Người bệnh buồn chán, bi quan, không còn động lực để tập luyện, ảnh hưởng nặng nề tới quá trình phục hồi và tái hoà nhập xã hội, gây căng thẳng, mệt mỏi cho người chăm sóc. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ cao hơn gặp phải các biến chứng như loét đè ép, nhiễm trùng tiết niệu khiến người bệnh phải nhập viện điều trị nhiều lần, điều trị dài ngày hơn, làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và cả xã hội.10,11 Như vậy, việc phát hiện và điều trị sớm trầm cảm đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh chấn thương tuỷ sống. Tuy nhiên trên thực tế, một số triệu chứng lâm sàng của trầm cảm thường nhầm lẫn với các triệu chứng thường gặp của chấn thương tuỷ sống, dẫn tới khó nhận biết và chẩn đoán sớm trầm cảm, ảnh hưởng tới việc điều trị và phục hồi cho người bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xác định được một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống như tuổi, giới, trình độ học vấn, mức thu nhập, thời gian bị chấn thương, mức độ liệt, có hay không các biến chứng kèm theo.3,4,12 Tuy nhiên, các kết quả thu được vẫn còn chưa thống nhất với nhau. Việc nghiên cứu mối liên quan giữa những yếu tố đó và rối loạn trầm cảm giúp dự báo tỷ lệ trầm cảm ở những người bệnh chấn thương tuỷ sống để từ đó phát hiện sớm và điều trị thích hợp. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm sau chấn thương tuỷ sống. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu chi tiết về vấn đề này, đặc biệt là về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống tại Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai và Khoa Cột sống ít xâm lấn, Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương. 2. Phân tích yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở nhóm đối tượng trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương các vấn đề về chấn thương tuỷ sống 3 1.1.1. Giải phẫu chức năng tuỷ sống 3 1.1.2. Dịch tễ học chấn thương tuỷ sống 4 1.1.3. Các biểu hiện lâm sàng của chấn thương tuỷ sống 5 1.1.4. Ý nghĩa chức năng của các mức tuỷ sống bị tổn thương 7 1.1.5. Hậu quả của chấn thương tuỷ sống 8 1.1.6. Phục hồi chức năng cho người bệnh chấn thương tuỷ sống 8 1.2. Trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống 9 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và phân loại trầm cảm 9 1.2.2. Dịch tễ học trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống 10 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống 10 1.2.4. Triệu chứng lâm sàng trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống 14 1.2.5. Các thang đánh giá trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống 18 1.2.6. Chẩn đoán trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống 19 1.2.7. Điều trị trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống 19 1.2.8. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống 20 1.3. Một số nghiên cứu về trầm cảm ở người bệnh chấn thương tủy sống 22 1.3.1. Trên thế giới 22 1.3.2. Tại Việt Nam 24 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.2.2. Cỡ mẫu 27 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28 2.2.4. Các biến số nghiên cứu 28 2.2.5. Công cụ nghiên cứu 30 2.2.6. Quy trình nghiên cứu 32 2.2.7. Tiến hành thu thập số liệu 34 2.2.8. Xử lý số liệu 34 2.2.9. Sai số nghiên cứu 35 2.2.10. Hạn chế của nghiên cứu 35 2.2.11. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 35 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 37 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học 37 3.1.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp 38 3.1.3. Tình trạng hiện tại 39 3.1.4. Đặc điểm chấn thương tuỷ sống 40 3.1.5. Mức độ chấn thương tuỷ sống theo phân loại ASIA 41 3.1.6. Đặc điểm và mức độ đau hiện tại 42 3.1.7. Mức độ chất lượng cuộc sống theo thang điểm EQ5D-5L 43 3.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh CTTS 43 3.2.1. Tỷ lệ trầm cảm theo ICD-10 và bộ câu hỏi HAM-D 43 3.2.2. Mức độ trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD-10 44 3.2.3. Thời gian từ khi chấn thương tuỷ sống đến lúc xuất hiện trầm cảm 44 3.2.4. Triệu chứng khởi phát của trầm cảm 45 3.2.5. Triệu chứng chính của trầm cảm 45 3.2.6. Các triệu chứng phổ biến 49 3.2.7. Triệu chứng cơ thể của trầm cảm 52 3.2.8. Sự quan tâm, nhận thức về bệnh 53 3.2.9. Trầm cảm và mức độ chất lượng cuộc sống theo EQ5D-5L 54 3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh CTTS 54 3.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với trầm cảm 54 3.3.2. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với trầm cảm 55 3.3.3. Mối liên quan giữa thời gian chấn thương tuỷ sống với trầm cảm 56 3.3.4. Mối liên quan giữa mức độ chấn thương tuỷ sống theo phân loại ASIA với trầm cảm 57 3.3.5. Mối liên quan giữa đặc điểm chấn thương với trầm cảm 58 3.3.6. Mối liên quan giữa hậu quả của chấn thương tuỷ sống với trầm cảm 58 Chương 4. BÀN LUẬN 60 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 60 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học 60 4.1.2. Đặc điểm chấn thương tuỷ sống 63 4.1.3. Mức độ chất lượng cuộc sống 66 4.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm người bệnh CTTS 66 4.2.1. Tỷ lệ và mức độ trầm cảm 66 4.2.2. Thời gian từ khi CTTS đến lúc xuất hiện trầm cảm 68 4.2.3. Triệu chứng khởi phát của trầm cảm 68 4.2.4. Triệu chứng đặc trưng của trầm cảm 70 4.2.5. Triệu chứng phổ biến của trầm cảm 73 4.2.6. Triệu chứng cơ thể của trầm cảm 75 4.2.7. Sự quan tâm, nhận thức về bệnh 76 4.2.8. Trầm cảm và chất lượng cuộc sống theo EQ5D-5L 77 4.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm 77 4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với trầm cảm 77 4.3.2. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với trầm cảm 80 4.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm chấn thương tuỷ sống với trầm cảm 81 4.3.4. Mối liên quan giữa hậu quả của chấn thương tuỷ sống với trầm cảm 82 KẾT LUẬN 84 KHUYẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTâm thầnvi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleĐặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sốngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTdovanduc.docx
  Restricted Access
581.05 kBMicrosoft Word XML
2021NTdovanduc.pdf
  Restricted Access
1.54 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.