Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2493
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Trần Quang, Cảnh | - |
dc.contributor.advisor | Nguyễn Hồng, Nhung | - |
dc.contributor.author | TRẦN QUANG, HỮU | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-04T02:29:31Z | - |
dc.date.available | 2021-12-04T02:29:31Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2493 | - |
dc.description.abstract | Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với trẻ em, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Theo WHO 2004, NKHHC chiếm 4 triệu trong 15 triệu trẻ em tử vong hàng năm trên thế giới. NKHHC chiếm 30- 60% bệnh nhân nhi điều trị ngoại trú, và 20- 30% bệnh nhân nhi nhập viện. 1 Ở các nước đang phát triển, gần 50% số ca tử vong trong cộng đồng là trẻ em dưới 5 tuổi . Trong nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, NKHHC gây tử vong 20- 25%. Nguyên nhân gây tử vong do NKHHCT cao gấp 10- 50 lần ở các nước đang phát triển . Tại Việt Nam, theo thống kê của chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trung bình mỗi năm 1 trẻ có thể mắc viêm đường hô hấp cấp tính từ 3-5 lần, đó là nguyên nhân chính làm cho gia đình phải đưa trẻ đến khám và nhập viện. 2 Căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ rất đa dạng và phong phú, có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, tại các nước phát triển, căn nguyên gây bệnh chủ yếu do virus cúm, Adeno virus… Nhưng tại các nước đang phát triển thì căn nguyên gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, chiếm khoảng 75%. 3-5 Trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ vi khuẩn gây NKHHCT. Theo Đỗ Quyết từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2008 tại khoa lao và bệnh phổi, bệnh viện 103 Hà Nội trên 40 bệnh nhân trong đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho thấy M. catarrhalis chiếm 14,3% nguyên nhân gây bệnh.6 Một nghiên cứu mới khác năm 2017 của Trần Quang Cảnh và cộng sự tại Hải Dương cho thấy căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em cho thấy tỷ lệ M.catarrhalis gây bệnh là 31%. 7 Theo nghiên cứu của Timothy F.Murphy tại đại học Bufalo và đại học State của New York trên các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tỷ lệ phân lập được do M.catarrhalis 47,5%. 8 Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp nói chung, trong đó có viêm phổi nói riêng chủ yếu dựa vào việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm nên kết quả điểu trị chưa cao, chi phí y tế lớn. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng một gia tăng. Việc xác định nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em là hết sức quan trọng. Trước tình hình đó, nhằm góp phần giám sát và đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh của M.catarrhalis gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ tại bệnh viện Nhi Hải Dương, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định tỷ lệ nhiễm và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Moraxella Catarrhalis phân lập từ bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp tại bệnh viện Nhi Hải Dương ( 7/2019- 6/2020)” với mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ M.catarrhalis phân lập từ bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp tại Bệnh viện Nhi Hải Dương (7/2019- 6/2020). 2. Mô tả mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng M.catarrhalis phân lập được. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các bác sĩ lâm sàng hiểu rõ hơn về M.catarrhalis từ các chủng phân lập được, từ đó lựa chọn kháng sinh thích hợp giúp việc điều trị hiệu quả, giảm chi phí cho gia đình người bệnh và xã hội | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | - |
dc.subject | Kỹ thuật Xét nghiệm Y học | vi_VN |
dc.subject | KHÁNG SINH CỦA MORAXELLA CATARRHALIS PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHI VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG (7/2019 – 6/2020) | vi_VN |
dc.title | XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI KHÁNG SINH CỦA MORAXELLA CATARRHALIS PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHI VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI HẢI DƯƠNG (7/2019 – 6/2020) | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS0661.pdf Restricted Access | 1.68 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.