Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2488
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Thị Thu, Phương-
dc.contributor.advisorQuách Thị Thúy, Lan-
dc.contributor.authorHà, Hải Anh-
dc.date.accessioned2021-12-04T02:18:53Z-
dc.date.available2021-12-04T02:18:53Z-
dc.date.issued2021-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2488-
dc.description.abstractSai khớp cắn loại III là một loại sai khớp cắn thường gặp trong thực hành lâm sàng. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Đống Khắc Thẩm, khảo sát tình trạng khớp cắn ở người Việt trong độ tuổi 17-27 (2000) thì tỷ lệ lệch lạc khớp cắn là 83,2%, trong đó có 71,3% sai khớp cắn loại I, 7% sai khớp cắn loại II và 21,7% sai khớp cắn loại III 1. Theo một nghiên cứu khác của Cao Thị Hoàng Yến (2007) trên đối tượng sinh viên Đại học Y Hà Nội lứa tuổi 18 – 20 cho thấy phân loại khớp cắn theo Angle có kết quả: sai khớp cắn loại I: 58,33%; sai khớp cắn loại II: 23,33%; sai khớp cắn loại III: 18,34% 2. Mặc dù điều trị chỉnh nha tập trung chủ yếu vào răng và khớp cắn, tuy nhiên, ngày nay sự chú ý chuyển dịch dần vào khả năng cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt, đặc biệt trong điều trị sai khớp cắn loại III. Theo một nghiên cứu của Kerr và O'donnell (1989) về sự hấp dẫn của khuôn mặt tiến hành trên 60 đối tượng bao gồm các sai khớp cắn loại I, loại II tiểu loại 1 và loại III, loại III có khuôn mặt kém hấp dẫn hơn loại I 3. Theo Baldwin (1980) 4 Howells và Shaw (1985) 5 thì những người có khuôn mặt hấp dẫn thì sẽ nhận được nhiều sự thu hút hơn. Alley and Hildebrandt (1988) 6 thì cho rằng những người có vẻ bề ngoài đẹp thì có tính cạnh tranh xã hội cao hơn. Phương pháp điều trị sai khớp cắn loại III xương ở bệnh nhân trưởng thành bao gồm chỉnh nha ngụy trang, hoặc chỉnh nha kết hợp phẫu thuật, tác động vào sự tăng trưởng của xương. Kết quả cuối cùng hướng tới luôn cần đảm bảo cả về yếu tố chức năng và yếu tố thẩm mỹ. Vị trí của răng cửa trên ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí môi, đóng vai trò thẩm mỹ nụ cười 7. Việc hiểu biết về vị trí răng cửa trên đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch điều trị. Trong quá trình điều trị sai khớp cắn loại III, đặc biệt là loại III xương bằng phương pháp chỉnh nha nguỵ trang, việc kiểm soát trục thân răng cửa hàm trên sao cho đạt được kết quả tối ưu về mặt thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo sức khoẻ răng miệng là một thách thức. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mối tương quan của trục răng cửa trên với một số chỉ số sọ mặt vủa bệnh nhân có tương quan xương loại III do kém phát triển xương hàm trên”, với hai mục tiêu sau: 1.Mô tả một số chỉ số sọ mặt trên phim sọ nghiêng ở một số bệnh nhân có tương quan xương loại 3 do kém phát triển xương hàm trên. 2.Mô tả mối tương quan của răng cửa trên với các chỉ số sọ mặt của đối tượng nghiên cứu trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Sự phân loại khớp cắn theo Angle 3 1.2. Sự phân loại khớp cắn theo Ballard 5 1.3. Phân loại sai lệch loại III chức năng 6 1.4. Phân loại khác 7 1.5. Bệnh sinh của sai khớp cắn loại III 10 1.6. Chẩn đoán sai lệch loại III kém phát triển xương hàm trên trên phim sọ nghiêng 12 1.7. Phân tích phim X quang sọ nghiêng 19 1.7.1. Phân tích phim sọ nghiêng theo Steiner, Down, Tweed 20 1.7.2. Đặc điểm trục răng cửa trên trong phân tích phim sọ nghiêng 21 1.7.3. Mối tương quan giữa trục răng cửa hàm trên và môi 22 1.8. Một số nghiên cứu trong nước và quốc tế 23 1.8.1. Các nghiên cứu nước ngoài 23 1.8.2. Các nghiên cứu trong nước 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.2. Thời gian và địa điểm tham gia nghiên cứu 27 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 27 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 28 2.5. Thu thập số liệu nghiên cứu 29 2.5.1. Phần mềm đo đạc 29 2.5.2. Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ nghiêng 30 2.5.3. Các kích thước, chỉ số, tỷ lệ đo đạc trên phim sọ nghiêng 35 2.6. Xử lý số liệu 46 2.7. Dự kiến sai số và cách khắc phục sai số 47 2.8. Đạo đức nghiên cứu 47 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 48 3.1.1. Phân bố theo giới 48 3.1.1. Phân bố theo tuổi 49 3.2. Một số đặc điểm về chỉ số sọ mặt trên phim sọ nghiêng 49 3.3. Mối tương quan răng cửa hàm trên với một số chỉ số vùng đầu mặt 54 Chương 4: BÀN LUẬN 64 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 64 4.2. Phương pháp nghiên cứu trên phim sọ nghiêng 64 4.3. Sự phân phối của các đặc điểm cấu trúc sọ mặt trên phim sọ nghiêng 65 4.4. Mô tả một số chỉ số sọ mặt trên phim sọ nghiêng 65 4.5. Mối tương quan giữa răng cửa hàm trên và một số chỉ số sọ mặt 81 KẾT LUẬN 84 KIẾN NGHỊ 86 BÀI BÁO a. Bài báo: Trang bìa tạp chí, trang mục lục, toàn văn bài báo b.Quyết định giao quyết định biên bản nghiệm thu đề tài TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectRăng Hàm Mặtvi_VN
dc.titleMỐI TƯƠNG QUAN CỦA TRỤC RĂNG CỬA TRÊN VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ SỌ MẶT CỦA BỆNH NHÂN CÓ TƯƠNG QUAN XƯƠNG LOẠI 3 DO KÉM PHÁT TRIỂN XƯƠNG HÀM TRÊNvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luan van HÀ HẢI ANH RHM.docx
  Restricted Access
5.7 MBMicrosoft Word XML
Luan van HÀ HẢI ANH RHM.pdf
  Restricted Access
3.71 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.