Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2478
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Chu, Thị Hạnh | - |
dc.contributor.author | Nguyễn, Trọng Hiếu | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-04T01:40:08Z | - |
dc.date.available | 2021-12-04T01:40:08Z | - |
dc.date.issued | 2021-11 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2478 | - |
dc.description.abstract | Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) và so sánh giá trị sàng lọc của thang điểm buồn ngủ Epworth với bộ câu hỏi STOP–BANG trong sàng lọc OSA. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng là các bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ mắc OSA, đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Các biến số độc lập gồm triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOP-BANG. OSA được chẩn đoán xác định bằng đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ với chỉ số AHI > 5 sự kiện/giờ. Đường cong ROC được vẽ để đánh giá giá trị chẩn đoán của các thang điểm, xác định điểm cắt tối ưu, độ nhạy và độ đặc hiệu. Kết quả: 96 đối tượng được nghiên cứu, trong đó 86 bệnh nhân được chẩn đoán xác định OSA. Trong nhóm này có 77.9% bệnh nhân nam, 22.1% bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình là 63.7±15.2. BMI trung bình của các bệnh nhân là 26.16±3.25. Ngủ ngáy là triệu chứng thường gặp nhất, xuất hiện ở 87.2% bệnh nhân. Diện tích dưới đường cong của thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOP-BANG lần lượt là 0.692 (p=0.048) và 0.762 (p=0.007). Với điểm cắt tối ưu là 10, thang điểm Epworth có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 64% và 70%. Với điểm cắt tối ưu là 4, bộ câu hỏi STOP-BANG có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 87.2% và 50%. Kết luận: Bộ câu hỏi STOP-BANG có giá trị cao hơn thang điểm Epworth trong sàng lọc bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ, tuy nhiên cả hai công cụ này nên được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng nhằm phát hiện, điều trị sớm cho bệnh nhân. Triệu chứng ngủ ngáy rất thường gặp ở các bệnh nhân OSA, do vậy, cần đặc biệt khuyến cáo đối với những người ngủ ngáy thực hiện sàng lọc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương giấc ngủ 3 1.2. Thay đổi về hô hấp và tim mạch trong khi ngủ 5 1.2.1. Thay đổi về hô hấp 5 1.2.2. Thay đổi về tim mạch 6 1.3. Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ 7 1.4. Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ 8 1.4.1. Lịch sử phát hiện, nghiên cứu hội chứng ngừng thở khi ngủ 8 1.4.2. Đặc điểm dịch tễ học 10 1.4.3. Sinh lý bệnh 11 1.4.4. Các yếu tố nguy cơ 16 1.4.5. Triệu chứng lâm sàng 17 1.4.6. Cận lâm sàng 20 1.4.7. Chẩn đoán hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ 23 1.4.8. Các công cụ dự đoán khả năng mắc bệnh 25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 33 2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33 2.2.4. Nội dung nghiên cứu 33 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 39 2.2.6. Phương tiện nghiên cứu 41 2.2.7. Sai số và khắc phục 44 2.2.8. Phân tích và xử lý số liệu 44 2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 45 2.2.10. Quy trình đo đa ký giấc ngủ và đo đa ký hô hấp 47 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 52 3.1. Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng của bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ 52 3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ 52 3.1.2. Tiền sử và các bệnh kèm theo 53 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng 54 3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 56 3.2. Giá trị sàng lọc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP – BANG 58 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ 62 4.1.1. Tuổi và giới 62 4.1.2. Tiền sử và bệnh kèm theo 63 4.1.3. Đặc điểm nhân trắc học 65 4.1.4. Đặc điểm lâm sàng 67 4.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng 71 4.2. Giá trị sàng lọc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP – BANG 76 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Epworth | vi_VN |
dc.subject | STOP - BANG | vi_VN |
dc.subject | Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ | vi_VN |
dc.title | So sánh giá trị sàng lọc của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP – BANG trong sàng lọc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
LUẬN VĂN HIẾU 2.12.2021.docx Restricted Access | 1.79 MB | Microsoft Word XML | ||
LUẬN VĂN HIẾU 2.12.2021.pdf Restricted Access | 2.22 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
LUẬN VĂN HIẾU 2.12.2021.doc Restricted Access | 1.79 MB | Microsoft Word |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.