Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2473
Title: "Khảo sát chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát điều trị tại khoa Thận-Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai"
Authors: ĐÀO NHƯ, QUỲNH
Advisor: ĐẶNG THỊ, VIỆT HÀ
Keywords: Nội khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hội chứng thận hư là một biểu hiện thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh cầu thận nguyên phát. Theo nghiên cứu của Mỹ, tỷ lệ BN mắc hội chứng thận hư hàng năm là 3/100000.1 Chỉ số này tương tự ở các nước phát triển và có xu hướng tăng dần ở các nước đang phát triển theo từng năm. Ở Việt Nam, tuy chưa có một số liệu thống kê một cách đầy dủ trên cả nước, nhưng theo nghiên cứu của Trần Văn Chất và cộng sự, hội chứng thận hư chiếm tỷ lệ khoảng 31,5% trong số những nguyên nhân khiến BN nhập viện điều tại khoa Thận-Tiết niệu và chiếm 43,9% số BN mắc bệnh cầu thận.2 Tỷ lệ biến chứng và tử vong do hội chứng thận hư phụ thuộc vào týp mô bệnh học, có thể dao động trong khoảng từ 15% đến 50 % sau thời điểm khởi phát 20 năm. Trong đó, các BN có protein niệu ở mức thận hư dai dẳng có thể tiến triển tới suy thận mạn tính sau 5-10 năm, kèm theo đó là các biến chứng nhiễm trùng, tắc mạch có thể xảy ra ngay trong thời gian điều trị, để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như kinh tế với người bệnh.3 Mất protein qua đường niệu nhiều là đặc điểm nổi bật của bệnh và nó là nguyên nhân gây nên nhiều rối loạn trong cơ thể ở các mức độ khác nhau, đặc biệt trên các BN không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị. Bên cạnh việc mất albumin qua nước tiểu, một số loại protein mang điện tích âm có trọng lượng phân tử thấp cũng bị mất theo qua đường này, một số trong đó có thể là protein đảm nhận các vai trò quan trọng trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng, viêm phúc mạc, thiếu máu, tăng tạo huyết khối, đồng thời gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp.1,3–5 Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát có sự thay đổi chức năng tuyến giáp có liên quan với một số nguy cơ tim mạch. Cụ thể, khi nồng độ TSH tăng, bệnh nhân tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, đồng thời những biến chứng của hội chứng thận hư như rối loạn lipid máu, rối loạn chức năng tế bào nội mô mạch máu, các bệnh tim mạch khác được cải thiện nếu điều chỉnh những rối loạn hormone tuyến giáp bằng liệu pháp thay thế thyroxine.6 Điều này đặt ra vấn đề cần xác định sớm sự biến đổi chức năng tuyến giáp trên lâm sàng ở các bệnh nhân thận hư nguyên phát. Ở nước ngoài đã có một số nghiên cứu về vấn đề chức năng tuyến giáp ở BN hội chứng thận hư, như nghiên cứu của Hareeshababu Karethimmahh và Vijiaya tại Banglore cho thấy BN hội chứng thận hư có chỉ số TSH cao hơn đáng kể và thấp hơn rõ ở các chỉ số T4, T3, FT4, FT3.7 Nghiên cứu của Gilles, M. Den Heijer và Ross cũng cho thấy nồng độ TSH trung bình ở nhóm nghiên cứu cao hơn đang kể so với nhóm chứng đồng thời có sự liên quan giữa TSH với lượng albumin máu và tỷ lệ phát hiện tình trạng suy giáp dưới lâm sàng ở nhóm bệnh cao hơn so với ở nhóm chứng.8 Nghiên cứu của Eben I Feinstein và Elanine M Kaptein cũng cho thấy sự giảm nồng độ T4 so với bình thường.9 Ở Việt Nam, chỉ có một số nghiên cứu về vấn đề này, và chủ yếu là được thực hiện ở trên đối tượng trẻ em, vẫn còn rất hạn chế các nghiên cứu về sự thay đổi chức năng tuyến giáp ở BN hội chứng thận hư nguyên phát tiến hành trên đối tượng là người trưởng thành.10,11 Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu "Khảo sát chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát điều trị tại khoa Thận-Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai" với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát sự thay đổi nồng độ hormone T4, FT4, TSH trên bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát điều trị tại khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ hormone T4, FT4, TSH với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2473
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0657.pdf
  Restricted Access
2.3 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.