Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2466
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Vũ Bích, Nga | - |
dc.contributor.author | ĐINH NHƯ, QUỲNH | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-03T09:37:15Z | - |
dc.date.available | 2021-12-03T09:37:15Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2466 | - |
dc.description.abstract | Bệnh lý tuyến giáp là một trong những bệnh lý nội tiết hay gặp, đặc biệt những rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp, suy giáp. Trong các nghiên cứu trong cộng đồng, tỷ lệ suy giáp thật sự là 0,1 đến 2%,1,2 suy giáp dưới lâm sàng gặp với tỷ lệ cao hơn, khoảng 4 đến 10%,3,4 tỷ lệ này còn có thể cao hơn ở phụ nữ lớn tuổi. Trong nghiên cứu kiểm tra sức khoẻ và dinh dưỡng Hoa Kì, 13344 người không có tiền sử bệnh lý tuyến giáp cũng như tiền sử gia đình về bệnh lý tuyến giáp, được làm xét nghiệm FT4, TSH, anti- TPO cho kết quả như sau: tỷ lệ suy giáp là 4,3% (trong đó 0,3% là suy giáp thật sự và 4% suy giáp dưới lâm sàng), cường giáp là 1,3% (0,5% cường giáp thật sự, 0,8% cường giáp dưới lâm sàng), anti- TPO cao ở hơn 11% số người tham gia.3 Theo nghiên cứu của Lê Huy Liệu và cộng sự qua 1784 trường hợp tại khoa Nội tiết- Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai năm 1991, suy giáp chiếm tỷ lệ 5,4% đứng hàng thứ ba trong các bệnh lý tuyến giáp, sau hội chứng cường giáp (82,1%) và bướu cổ đơn thuần (5,9%).5 Suy giáp là một trạng thái lâm sàng gây nên do sự phá huỷ cấu trúc hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp dẫn tới tổng hợp không đầy đủ hormon tuyến giáp. Suy giáp được chia thành suy giáp nguyên phát và suy giáp thứ phát. Suy giáp nguyên phát gây ra bởi sự bất thường về cấu trúc và chức năng tuyến giáp. Có nhiều nguyên nhân gây nên suy giáp nguyên phát như: bệnh lý tại tuyến giáp (viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto, tuyến giáp lạc chỗ, không có tuyến giáp), bên cạnh đó còn nhóm nguyên nhân do điều trị (sau điều trị bệnh Basedow bằng thuốc KGTTH, phẫu thuật cắt tuyến giáp hay điều trị bằng Iod phóng xạ, phẫu thuật cắt tuyến giáp trong ung thư tuyến giáp, chiếu xạ vùng cổ, …). Suy giáp thứ phát do giảm bài tiết TSH từ tuyến yên, TRH từ vùng dưới đồi, gặp trong các bệnh lý như suy tuyến yên, u sọ hầu, … Suy giáp gây nên các rối loạn chuyển hoá ở mọi cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng lâm sàng của suy giáp không đặc hiệu, có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau. Do đó, suy giáp được chẩn đoán xác định dựa trên xét nghiệm sinh hoá. Nếu không được chẩn đoán sớm, có thể dẫn tới hôn mê suy giáp, là một cấp cứu nội tiết, tỷ lệ tử vong được báo cáo lên tới 20- 60% dù được điều trị tích cực. Tuy vậy nếu bệnh được chẩn đoán sớm thì việc điều trị rất hiệu quả, đơn giản, chi phí điều trị thấp, bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục. Liều hormon tuyến giáp điều trị suy giáp trung bình là 1,6 g/kg/ngày với bệnh nhân cần thay thế hormon tuyến giáp hoàn toàn. Tuy nhiên, liều và hiệu quả của điều trị thay thế hormon phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về suy giáp tại tuyến và suy giáp ngoài tuyến. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bệnh viện trường Đại học ra đời 13 năm, với 3 phòng khám nội tiết, số lượt khám mỗi ngày lên tới hơn 100 lượt bệnh nhân, trong đó, bệnh nhân suy giáp chiếm số lượng không hề nhỏ. Tuy nhiên các nghiên cứu về suy giáp còn chưa có nhiều. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với các mục tiêu chính sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân ở bệnh nhân suy giáp. 2. Nhận xét kết quả điều trị Levothyroxin ở bệnh nhân suy giáp. | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Nội khoa | vi_VN |
dc.title | “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS0650.pdf Restricted Access | 2.07 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.