Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2423
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm Hồng, Nhung-
dc.contributor.authorNgô Văn, Quỳnh-
dc.date.accessioned2021-11-30T07:50:23Z-
dc.date.available2021-11-30T07:50:23Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2423-
dc.description.abstractBệnh nhiễm trùng hiện nay vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao, không chỉ riêng tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Trong đó, các vi khuẩn Gram âm nổi lên như là một vấn đề thách thức lớn do tình trạng kháng kháng sinh tăng cao, điều trị kháng sinh phức tạp. Một trong các tác nhân chiếm tỷ lệ cao là Klebsiella pneumoniae đặc biệt là tại các đơn vị điều trị tích cực. Những năm qua, tỷ lệ phân lập K. pneumoniae ngày càng tăng, trong đó tỷ lệ K. pneumoniae kháng carbapenem đang ở mức báo động. Điều trị K. pneumoniae kháng carbapenem đã trở thành thách thức lâm sàng, tình trạng kháng với nhiều nhóm kháng sinh quan trọng như β-lactam, fluoroquinolones, aminoglycoside, làm giảm đáng kể hiệu quả lâm sàng của các nhóm thuốc này. Hạn chế trong các lựa chọn điều trị càng làm tăng thêm nhu cầu về kháng sinh mới. Tuy vậy nghiên cứu kháng sinh mới mất nhiều thời gian, chi phí cao và cần thêm nhiều nghiên cứu để có thể áp dụng trên lâm sàng. Giải pháp khả thi là tối ưu hóa sử dụng các kháng sinh sẵn có. Trong đó được khuyến cáo và nghiên cứu nhiều là liệu pháp kháng sinh kết hợp chứa colistin như colistin với carbapenem, fosfomycin hay amikacin; không chỉ tăng hiệu quả chống lại các K. pneumoniae kháng carbapenem, hạn chế tình trạng xuất hiện các chủng kháng colistin mà còn giảm liều điều trị colistin, giảm độc tính. Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây báo cáo rằng K. pneumoniae kháng carbapenem ngày càng trở nên đề kháng với colistin; các chủng kháng colistin cũng thường kháng với các kháng sinh khác bao gồm fluoroquinolones, fosfomycin, tetracyclines và piperacillin, nhưng vẫn còn nhạy cảm với amikacin với MIC dao động từ 4 đến 16 μg/ml. Các kết quả cho thấy amikacin là một lựa chọn thuốc tốt trong việc điều trị các nhiễm trùng do K. pneumoniae kháng carbapenem nói riêng và Enterobacteriaceae kháng thuốc nói chung và cần được nghiên cứu thêm.vi_VN
dc.description.tableofcontentsDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Kháng sinh amikacin 1.1.1. Cấu trúc 1.1.2. Cơ chế tác dụng 1.1.3. Phổ tác dụng 1.1.4. Đề kháng 1.1.5. Tác dụng không mong muốn 1.2. Kháng sinh colistin 1.2.1. Cấu trúc 1.2.2. Cơ chế tác dụng 1.2.3. Phổ tác dụng 1.2.4. Tác dụng không mong muốn 1.3. Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae 1.3.1. Đặc điểm sinh vật hóa học 1.3.2. Khả năng gây bệnh, mức độ nhạy cảm và tình hình kháng kháng sinh 1.3.3. Hướng điều trị K. pneumoniae kháng carbapenem 1.4. Các kỹ thuật xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 1.4.1. Kỹ thuật kháng sinh pha loãng trong thạch (Agar dilution method) 1.4.2. Kỹ thuật kháng sinh pha loãng trong canh thang (Broth dilution method) 1.4.3. Kỹ thuật vi pha loãng (Microdilution method) 1.4.4. Kỹ thuật dải giấy khuếch tán theo bậc nồng độ 1.4.5. Kháng sinh đồ bằng hệ thống tự động 1.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả phối hợp 2 kháng sinh trong phòng thí nghiệm 1.5.1. Phương pháp checkerboard (Microdilution checkerboard assay) 1.5.2. Phương pháp E-test 1.5.3. Phương pháp đánh giá khả năng diệt khuẩn theo thời gian (Time-kill assay) 1.5.4. Phương pháp khuếch tán trên thạch CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3. Thiết kế nghiên cứu 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 2.5. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 2.6. Vật liệu, thiết bị nghiên cứu 2.6.1. Sinh phẩm, hóa chất và môi trường 2.6.2. Trang thiết bị chính 2.7. Nội dung nghiên cứu 2.7.1. Thu thập và chuẩn bị mẫu 2.7.2. Xác định MIC amikacin và colistin bằng kỹ thuật vi pha loãng 2.7.3. Xác định FIC bằng phương pháp checkerboard 2.8. Thu Thập – Lưu trữ và xử lí số liệu 2.9. Đạo đức nghiên cứu CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 3.2. Xác định MIC amikacin và colistin của các chủng K. pneumoniae kháng carbapenem bằng kỹ thuật vi pha loãng 3.2.1. Xác định MIC colistin bằng kỹ thuật vi pha loãng 3.2.2. Xác định MIC amikacin bằng kỹ thuật vi pha loãng 3.3. Phối hợp amikacin và colistin trên các chủng K. pneumoniae kháng carbapenem bằng phương pháp checkerboard CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Kết quả MIC amikacin và colistin của các chủng K. pneumoniae kháng carbapenem thực hiện bằng kỹ thuật vi pha loãng. 4.1.1. Kết quả MIC colistin 4.1.2. Kết quả MIC amikacin 4.2. Phối hợp amikacin và colistin trên các chủng K. pneumoniae kháng carbapenem bằng phương pháp checkerboard KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectKlebsiella pneumoniaevi_VN
dc.subjectamikacinvi_VN
dc.subjectcolistinvi_VN
dc.subjectvi pha loãngvi_VN
dc.subjectcheckerboardvi_VN
dc.titleThử nghiệm phối hợp colistin và amikacin trên các chủng Klebsiella pneumoniae kháng carbapenem phân lập tại bệnh viện Bạch Mai năm 2020-2021vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn Ngô Văn Quỳnh final.docx
  Restricted Access
8.36 MBMicrosoft Word XML
Luận văn Ngô Văn Quỳnh final.pdf
  Restricted Access
2.17 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.