Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2412
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTạ Thành, Văn-
dc.contributor.advisorNghiêm Xuân, Hoàn-
dc.contributor.authorNgọ Thị, Uyên-
dc.date.accessioned2021-11-30T07:27:21Z-
dc.date.available2021-11-30T07:27:21Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2412-
dc.description.abstractVi rút viêm gan B (hepatitis virus B - HBV), là một trong những tác nhân truyền nhiễm gây bệnh lý viêm gan phổ biến nhất trên toàn cầu. Nhiễm vi rút viêm gan B có thể tiến triển dẫn tới các biểu hiện lâm sàng khác nhau: Viêm gan B cấp, viêm gan B mạn tính. Trong đó nhiễm viêm gan B mạn tính có nhiều thể lâm sàng: người mang vi rút không triệu chứng, viêm gan B mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên toàn thế giới có khoảng 296 triệu người mắc viêm gan B mạn tính (chiếm khoảng 3,8% dân số thế giới) và khoảng 887 nghìn người tử vong với nguyên nhân chính là xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.1 Do đó, nhiễm vi rút viêm gan B là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng với gánh nặng bệnh tật lớn. Mặc dù biện pháp tiêm vaccine phòng ngừa bệnh đã đạt được hiệu quả cao, tuy nhiên có khoảng 1,5 triệu ca nhiễm mới trong năm 2017, tỉ lệ xơ gan và ung thư gan ngày càng gia tăng, làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật và tử vong.2 Việt Nam là một quốc gia có tỉ lệ nhiễm HBV cao, ước tính có khoảng 8,8% nữ giới và 12,3% nam giới nhiễm viêm gan B mạn tính.3 Tỉ lệ nhiễm mới đã được cải thiện đáng kể bởi chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tuy nhiên tỉ lệ mắc viêm gan B của Việt Nam vẫn chiếm tỉ lệ cao. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam, do đó bệnh lý viêm gan B mạn tính vẫn là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu. Đối với điều trị, phương pháp chính hiện nay là ngăn chặn sự nhân lên của vi rút HBV và cải thiện tình trạng hoại tử gan bằng các thuốc kháng vi rút, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Bên cạnh đó sự suy yếu chức năng miễn dịch của tế bào T CD8+ đặc hiệu với HBV là một trong những cơ chế quan trọng trong nhiễm HBV mạn tính, liên quan đến sự hoạt hóa con đường ức chế điểm kiểm soát tín hiệu PD-1/PD-L1. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra vai trò quan trọng của tế bào T CD8 và T CD4 đặc biệt là tế bào T CD8+ với cơ chế bệnh sinh của nhiễm HBV mạn tính thông qua con đường PDCD-1 (Programmed Cell Death 1- chết tế bào theo chương trình típ 1).4 Liên quan đến con đường PDCD-1, gen mã hóa protein PD-1, là thụ thể trên màng tế bào T, với đa hình đơn rs36084323 (C/T) thuộc vùng khởi động của gen PDCD-1 được xác định có liên quan đến tính nhạy cảm của các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống (SLE), và các bệnh lý ác tính như ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư vú.5–7 Tuy nhiên chưa có kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của biến thể rs36084323 đối với tính nhạy cảm và tiến triển của bệnh viêm gan B mạn.8–10 Nghiên cứu trên một quần thể người Hán tại Trung Quốc, Zhouhua Hou đã chỉ ra rằng những người mang kiểu gen TT cao hơn đáng kể ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính so với nhóm đã hồi phục, và có mối liên quan đến tính nhạy cảm với nhiễm HBV.8 Hong Peng cũng nghiên cứu cho thấy allele T có liên quan đáng kể với nguy cơ xơ gan và ung thư gan ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính.9 Nhưng theo nghiên cứu của Chunhong Huang lại không có sự liên quan của rs36084323 đến bệnh viêm gan B mạn tính.11 Các nghiên cứu này cho thấy chưa có sự đồng nhất về kết quả nghiên cứu về vai trò của rs36084323 với nguy cơ nhiễm HBV mạn tính. Đồng thời tại Việt Nam, nghiên cứu vai trò chức năng của gen PDCD-1 đặc biệt là đa hình đơn rs36084323 trên bệnh nhân nhiễm vi rút HBV mạn tính cũng như các bệnh lý khác vẫn là vấn đề hoàn toàn mới, chưa được tiến hành nghiên cứu. Do vậy rất cần được tìm hiểu và làm sáng tỏ về vai trò của rs36084323 mối liên quan với nhiễm vi rút HBV và nguy cơ tiến triển ung thư gan, vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa hình đơn rs36084323 của gen PDCD-1 trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính” với hai mục tiêu sau: 1. Xác định đa hình đơn rs36084323 của gen PDCD-1 trên bệnh nhân nhiễm vi rút HBV mạn tính và trên người không nhiễm HBV ở Việt Nam. 2. Mô tả mối liên quan giữa đa hình đơn rs36084323 của gen PDCD-1 với một số chỉ số cận lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính KẾT LUẬN 1. Xác định đa hình đơn rs36084323 của gen PDCD-1 trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính và trên người không nhiễm HBV ở người Việt Nam. - Tỉ lệ kiểu gen: CC, CT, TT lần lượt là 32,9%, 51%, 16,1% trong nhóm bệnh và tương ứng là 31,4%, 49,7%, 18,9% ở nhóm chứng. - Tỉ lệ alen C, T lần lượt trong nhóm bệnh là 58,4% và 41,6%, và trong nhóm chứng là 56,3% và 43,7%. - Không có mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu alen của SNP rs36084323 với nguy cơ cảm nhiễm vi rút viêm gan B và tiến triển thành ung thư gan trên bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. 2. Mối liên quan giữa đa hình đơn rs36084323 của gen PDCD-1 với một số chỉ số cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính. - Không có sự liên quan có ý nghĩa giữa SNP rs36084323 của gen PDCD-1 với các chỉ số AST, HBeAg, HBV-DNA, AFP. - Kiểu gen rs36084323 – CC liên quan đến sự tăng nồng độ protein PD-1 (sPD-1) và ALT ở những bệnh nhân ung thư gan nhưng không có mối liên quan đến nồng độ sPD-1 ở những bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tínhvi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về viêm gan B mạn tính 3 1.1.1. Khái niệm và dịch tễ học 3 1.1.2. Vi rút viêm gan B 4 1.1.3. Sinh lý bệnh học nhiễm vi rút HBV 6 1.1.4. Chẩn đoán 9 1.1.5. Các dấu ấn sinh học trong theo dõi và điều trị 10 1.1.6. Điều trị 13 1.2. Tổng quan về gen PDCD-1 14 1.2.1. Gen PDCD-1 14 1.2.2. Con đường tín hiệu PD-1-PDL-1 và bệnh viêm gan B mạn tính. 14 1.3. Đa hình đơn nucleotid rs36084323 17 1.4. Protein PD-1 hòa tan trong huyết thanh 18 1.5. Các kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện đa hình đơn nucleotide 20 1.5.1. Kỹ thuật PCR 20 1.5.2. Kỹ thuật giải trình tự gen 22 1.6. Kỹ thuật ELISA 24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán 27 2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn 29 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30 2.2.1. Thời gian 30 2.2.2. Địa điểm 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu 30 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 30 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 30 2.3.3. Sơ đồ nghiên cứu 31 2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu 31 2.3.5. Phương pháp thu thập mẫu 32 2.3.6. Các dụng cụ trang thiết bị và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 32 2.3.7. Quy trình kỹ thuật 34 2.3.8. Phân tích genotyping của gen PDCD1 rs36084323 bằng phương pháp PCR, giải trình tự 35 2.3.9. Phân tích kết quả giải trình tự 38 2.4. Quy trình xét nghiệm nồng độ protein PD-1 hòa tan huyết thanh 39 2.4.1. Thu thập mẫu bệnh phẩm 39 2.4.2. Phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu. 39 2.4.3. Hóa chất, sinh phẩm 39 2.4.4. Các bước thực hiện 39 2.4.5. Tính kết quả 40 2.5. Cách thu thập thông tin 41 2.6. Xử lý số liệu 41 2.7. Đạo đức nghiên cứu 41 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 42 3.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 42 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 44 3.2. Xác định kiểu gen SNP rs36084323 trên gen PDCD-1 46 3.2.1. Kết quả các bước phân tích SNP rs36084323 của gen PDCD-1 46 3.3. Sự phân bố SNP rs36084323 trên đối tượng nghiên cứu 47 3.3.1. Xác định tỉ lệ kiểu gen, alen SNP rs36084323 trên gen PDCD-1 trên nhóm đối tượng nghiên cứu 47 3.3.2. Xác định tỉ lệ kiểu gen, alen SNP rs36084323 trên gen PDCD-1 trên nhóm bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính 51 3.4. Mối liên quan giữa kiểu gen SNP rs36084323 và các chỉ số cận lâm sàng trong nhóm bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính 56 3.4.1. Mối liên quan giữa kiểu gen SNP rs36084323 với nồng độ protein sPD-1 56 3.4.2. Mối liên quan giữa kiểu gen SNP rs36084323 với các chỉ số cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính 58 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 64 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 64 4.1.1. Đặc điểm chung về tuổi 64 4.1.2. Đặc điểm chung về giới 66 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng. 66 4.2. Kết quả phân tích SNP rs36084323 của gen PDCD-1 67 4.2.1. Kết quả tách chiết DNA 67 4.2.2. Kết quả điện di sản phẩm PCR 67 4.2.3. Kết quả tỉ lệ các kiểu gen, alen tại vị trí locus SNP rs36084323 của gen PDCD-1 với nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính 68 4.2.4. Kết quả tỉ lệ các kiểu gen, alen tại vị trí locus SNP rs36084323 của gen PDCD-1 với nguy cơ tiến triển ung thư gan ở nhóm bệnh 70 4.2.5. Mối liên quan của SNP rs36084323 với các chỉ số cận lâm sàng. 73 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectviêm gan B mạn tínhvi_VN
dc.subjectrs36084323vi_VN
dc.subjectnhiễm HBV mạn tínhvi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU ĐA HÌNH RS36084323 CỦA GEN PDCD-1 TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN TÍNHvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận Văn Uyên.docx
  Restricted Access
2.68 MBMicrosoft Word XML
Luận Văn Uyên.pdf
  Restricted Access
2.49 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.