Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2393
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLưu, Thị Hồng-
dc.contributor.authorHoàng, Tiến Lên-
dc.date.accessioned2021-11-29T04:00:25Z-
dc.date.available2021-11-29T04:00:25Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2393-
dc.description.abstractMổ lấy thai là lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi tử cung qua đường rạch thành bụng và đường rạch ở thành tử cung. Ngày nay phẫu thuật mổ lấy thai được phổ biến trong các cơ sở sản khoa với các tai biến và biến chứng hạn chế tới mức tối đa do sự lớn mạnh không ngừng của hai ngành sản khoa và ngoại khoa cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực vô khuẩn, kháng sinh, gây mê hồi sức và truyền máu đã cứu sống nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nhưng không vì những ưu điểm của nó mà cho phép sự lạm dụng quá mức các chỉ định mổ lấy thai của bác sĩ lâm sàng. Trên thực tế mổ lấy thai chỉ thực sự đứng đắn trong những trường hợp không thể sinh theo đường âm đạo. Trong những năm gần đây khi xã hội ngày một văn minh, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con nên người ta thường quan tâm đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe của mẹ và sơ sinh. Với quan điểm mổ lấy thai “an toàn” hơn, “con thông minh” hơn, sợ đẻ bị đau, một số trường hợp mổ lấy thai để chọn ngày chọn giờ “đẹp”. Thai phụ cho rằng họ “có quyền được lựa chọn cách đẻ theo ý muốn”. Trước những sức ép tâm lý đó người bác sĩ sản khoa có thể sẽ bị động đi tới quyết định mổ lấy thai. Cộng đồng sức khỏe thế giới (The international healthcare community) đã cho rằng tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) lý tưởng là trong khoảng 10 – 15% từ năm 1985. Kể từ đó tỷ lệ MLT đã tăng dần trong cả các nước và đang tiếp tục phát triển. Mặc dù MLT có thể cứu sống được mẹ, trẻ sinh ra hoặc cho cả hai trong một vài trường hợp, tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ MLT mà không có bằng chứng rõ ràng về việc làm giảm bệnh suất cũng như tử suất của mẹ và con cho thấy việc chỉ định MLT đã quá rộng rãi. Đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước phân tích và bàn luận về chiến lược giúp giảm tỷ lệ MLT. Các chiến lược để làm giảm tỷ lệ này nên bao gồm việc tránh mổ lấy thai chủ động không cần thiết. Cải thiện việc lựa chọn các trường hợp kích thích chuyển dạ và mổ lấy thai trước chuyển dạ cũng có thể làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai chung. Nghiên cứu của nhiều tác giả, tỷ lệ MLT ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là những nước đang phát triển. Ở Mỹ, năm 1988 tỷ lệ MLT trung bình là 25%, đến năm 2004 tỷ lệ MLT là 29,1% . Một loạt ba bài báo được xuất bản trên Lancet cho thấy 106 trong số 169 quốc gia có tỷ lệ sinh mổ cao hơn 10% đến 15% ca sinh được cho là tối ưu. Tại ít nhất 15 quốc gia, tỷ lệ sinh mổ vượt quá 40%, bao gồm Cộng hòa Dominican (58,1%), Brazil (55,5%), Ai Cập (55,5%) và Thổ Nhĩ Kỳ (53,1%). Tại Anh, sinh mổ đã tăng từ 19,7% ca sinh năm 2000 lên 26,2% vào năm 2015. Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT ngày càng tăng cao: theo các nghiên cứu tại BVPSTW qua các năm, năm 1998 là 34,6%, năm 2000 là 35,1% , năm 2005 là 39,1% , năm 2016 là 41,4% Điều này rất cần phải đánh giá một cách cụ thể, khách quan và khoa học. Không nên cố gắng giảm tỉ lệ MLT một cách cơ học mà nên nghiên cứu kỹ các chỉ định để làm giảm các trường hợp MLT một cách không cần thiết, đặc biệt ở sản phụ con so, vì mổ trên sản phụ con so sẽ ảnh hưởng đến phương pháp đẻ ở lần sau. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một bệnh viện ngoài công lập, từ trước tới nay thường có nhiều nghiên cứu về tình hình mổ lấy thai tại các bệnh viện công lập, mà chưa có nhiều nghiên cứu tại các bệnh viện ngoài công lập. Tỷ lệ mổ lấy thai tại các bệnh viện ngoài công lập có cao hơn, hay chỉ định mổ lấy thai có rộng rãi hơn hay không chúng ta đều cần có những nghiên cứu khách quan. Đối với bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chưa có nghiên cứu nào về tình trạng mổ lấy thai trên sản phụ con so. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu: “Nhận xét chỉ định mổ lấy thai trên sản phụ con so tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh” với mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ con so mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2019-2020. 2. Nhận xét chỉ định mổ lấy thai trên sản phụ con so tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2019-2020.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai 3 1.2. Sơ lược về tình hình mổ lấy thai trên thế giới cũng như ở Việt Nam 4 1.2.1. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình mổ lấy thai tại Việt Nam 7 1.3. Giải phẫu của tử cung liên quan đến mổ lấy thai 9 1.3.1. Giải phẫu tử cung khi chưa có thai 9 1.3.2. Giải phẫu tử cung khi có thai 11 1.4. Các chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ con so 11 1.4.1. Chỉ định mổ lấy thai chủ động 11 1.4.2. Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ 13 1.4.3. Lý do xã hội 15 1.5. Kỹ thuật mổ lấy thai 15 1.5.1. Mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai 15 1.5.2. Mổ dọc thân tử cung lấy thai 18 1.6. Biến chứng 19 1.6.1. Biến chứng khi phẫu thuật 19 1.6.2. Biến chứng sau phẫu thuật 19 1.7. Một số yếu tố tác động đến chỉ định mổ lấy thai 19 1.8. Giới thiệu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh 20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu 23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 23 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 24 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 24 2.2.5. Các biến số nghiên cứu 24 2.2.6. Phân tích số liệu 26 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ con so mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2019-2020 27 3.1.1. Tình hình chung về tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh năm 2019 – 2020 27 3.1.2. Tỷ lệ mổ lấy thai con so 28 3.1.3. Phân bố lý do vào viện của sản phụ con so 29 3.1.4. Nghề nghiệp của sản phụ con so mổ lấy thai 30 3.1.5. Tuổi của thai ở sản phụ con so mổ lấy thai 31 3.1.6. Tuổi mẹ và tỷ lệ MLT của đối tượng nghiên cứu 32 3.2. Nhận xét về chỉ định mổ lấy thai trên sản phụ con so tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh 33 3.2.1. Phân bố chỉ định mổ lấy thai của sản phụ con so tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh 33 3.2.2. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục 35 3.3.3. Các chỉ định mổ lấy thai do người mẹ 36 3.3.4. Chỉ định mổ lấy thai do thai 37 3.2.5. Các chỉ định do phần phụ của thai 41 3.2.6. Các trường hợp nguyên nhân đẻ khó đã MLT trong nhóm đối tượng nghiên cứu: 42 3.2.7. Trọng lượng trẻ sơ sinh và tỷ lệ MLT của đối tượng nghiên cứu 42 3.2.8. Một số yếu tố xã hội và tỷ lệ MLT ở sản phụ con so 43 Chương 4: BÀN LUẬN 45 4.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ con so mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2019-2020 45 4.1.1. Tỷ lệ mổ lấy thai con so 45 4.1.2. Nghề nghiệp của sản phụ con so mổ lấy thai 46 4.1.3. Tuổi của thai ở sản phụ con so mổ lấy thai 47 4.1.4. Tuổi mẹ và tỷ lệ MLT của đối tượng nghiên cứu 48 4.2. Nhận xét về chỉ định mổ lấy thai trên sản phụ con so tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh 48 4.2.1. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục 48 4.2.2. Chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý người mẹ 50 4.2.3. Chỉ định mổ lấy thai do thai 51 4.2.4. Các chỉ định do phần phụ của thai 57 4.2.5. Tỷ lệ MLT do các nguyên nhân xã hội 58 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectmổ lấy thaivi_VN
dc.subjectbệnh viện đa khoa Tâm Anhvi_VN
dc.titleNhận xét chỉ định mổ lấy thai trên sản phụ con so tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anhvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV BSNT HOÀNG TIẾN LÊN.docx
  Restricted Access
956.58 kBMicrosoft Word XML
LV BSNT HOÀNG TIẾN LÊN.pdf
  Restricted Access
1.35 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Slide-BSNT HOÀNG TIẾN LÊN .pptx
  Restricted Access
577.82 kBMicrosoft Powerpoint XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.