Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2362
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê Thành, Xuân-
dc.contributor.advisorNguyễn Văn, Phúc-
dc.contributor.authorLÊ THỊ NHẬT, NGỌC-
dc.date.accessioned2021-11-27T04:00:11Z-
dc.date.available2021-11-27T04:00:11Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2362-
dc.description.abstractĐau là một cảm giác đặc biệt khác với các cảm giác khác. Cảm giác này thông báo cho não biết kích thích có hại cho cơ thể, cần có các cơ chế sinh lý và tâm lý để loại trừ kích thích đó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Đau là một trạng thái khó chịu về cảm giác và cảm xúc có liên quan đến những tổn thương thực thể hay tiềm tàng của cơ thể, hoặc là sự thể hiện của chính những tổn thương đó”.1 Đau là một triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh và dựa vào tính chất của đau có thể chẩn đoán bệnh.2 Y học hiện đại điều trị đau ngoài việc điều trị nguyên nhân gây đau thì các thuốc để điều trị triệu chứng đau được sử dụng khá phổ biến. Thuốc giảm đau trên lâm sàng được sử dụng theo thang giảm đau 3 bậc của Tổ chức Y tế Thế giới bao gồm thuốc giảm đau loại morphin, các thuốc chống viêm giảm đau không steroid và paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng kéo dài cái thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm như gây nghiện (đối với morphin) hay ảnh hưởng đến tiêu hoá, tim mạch (đối với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid).3 Theo Y học cổ truyền (YHCT) “thông bất thống, bất thông tất thống”, muốn điều trị chứng đau (chỉ thống) thì phải làm cho khí huyết lưu thông. Trên lâm sàng thường sử dụng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với các bài thuốc có tác dụng chỉ thống để điều trị.4 Nước ta có nền Y học cổ truyền lâu đời với nhiều bài thuốc được sử dụng trên lâm sàng đã chứng minh được tác dụng giảm đau mà ít gây ra các tác dụng không mong muốn. “Phong thấp đan” xuất phát từ bài thuốc cổ phương “Quyên tý thang” trong tác phẩm “Y học tâm ngộ” của tác giả Trình Quốc Bành.5 Bài thuốc có tác dụng trừ phong thấp, chỉ thống, đã được ứng dụng trên lâm sàng từ năm 1732 đến nay để điều trị chứng phong hàn thấp tý đạt hiệu quả tốt. Trên cơ sở bài thuốc, chúng tôi giảm vị Mộc hương, gia thêm Một dược để tăng cường hoạt huyết chỉ thống, Hoàng kinh có tác dụng giảm đau, Mã tiền tử chế, Thương truật, Hy thiêm thảo khu trừ phong thấp, Ngưu tất, Đỗ trọng vừa bổ thận, vừa hoạt huyết thông lạc.6,7 Để thuận tiện cho sử dụng và nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi đã bào chế thành chế phẩm viên nén “Phong thấp đan”. Tất cả các sản phẩm muốn được sử dụng trên người bao giờ cũng phải đánh giá pha tiền lâm sàng để trả lời cho hai câu hỏi, đó là: “Sản phẩm ấy có an toàn hay không? Và sản phẩm ấy có hiệu quả hay không?” Theo thông tư 29 của Bộ Y tế đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu thì bắt buộc phải thử được độc tính cấp và độc tính bán trường diễn. Sau khi chứng minh được sản phẩm đó an toàn và có hiệu quả, chúng ta mới tiếp tục các nghiên cứu thử nghiệm trên người.8 Để có cơ sở khoa học giúp trả lời các câu hỏi này và lấy đó làm căn cứ cho việc sử dụng thuốc trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng giảm đau của viên nén “Phong thấp đan” trên động vật thực nghiệm”, với hai mục tiêu: 1. Xác định độc tính cấp và bán trường diễn của viên nén “Phong thấp đan” trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng giảm đau của viên nén “Phong thấp đan” trên động vật thực nghiệm.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectY học cổ truyềnvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN VÀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA VIÊN NÉN “PHONG THẤP ĐAN” TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆMvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1055.pdf
  Restricted Access
2.29 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.