Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2303
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorCAO MINH, THÀNH-
dc.contributor.authorPHẠM QUANG, TUYẾN-
dc.date.accessioned2021-11-20T07:57:58Z-
dc.date.available2021-11-20T07:57:58Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2303-
dc.description.abstractViêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi từ 12 tuần trở lên, bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh tuy ít có biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới tính mạng nhưng thường tiến triển kéo dài, dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như học tập, lao động1,2. Thống kê báo cáo trên EPOS 2020 cho thấy 5-12% dân số toàn cầu bị ảnh hưởng sức khỏe bởi VMXMT3. Năm 2011 D. Hastan và W.J. Fokkens nghiên cứu có tới 10,9% người trong độ tuổi từ 15-75 ở châu Âu bị viêm mũi xoang mạn tính4. Ở Pennsylvania, Mỹ, A.G. Hirsch báo cáo năm 2017 tỉ lệ là 11,9%5. Theo Kristine A Smith năm 2014 qua phân tích gộp 44 nghiên cứu thấy chi phí điều trị trực tiếp viêm mũi xoang mạn tính ở Mỹ qua các năm trung bình từ 6,9 đến 9,9 tỉ đô la mỗi năm6. Ngày nay những tiến bộ về khoa học kĩ thuật đã giúp cho hiểu biết về sinh bệnh học cũng như phân loại, điều trị viêm mũi xoang mạn tính được cụ thể, rõ ràng hơn. Phẫu thuật nội soi mũi xoang được đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại. Phẫu thuật nội soi mũi xoang được chia thành các loại: lấy polyp đơn thuần (Polypectomy), tối thiểu (Minimal), nội soi chức năng mũi xoang (FESS), tối đa (Full FESS), mở rộng (Extended) và tiệt căn (Radical). Trong đó nội soi chức năng mũi xoang là lựa chọn hàng đầu do các tiêu chí của phẫu thuật đặt ra là tối ưu để phục hồi sinh lý niêm mạc mũi xoang mà vẫn đảm bảo lấy trọn bệnh tích3. Tuy nhiên việc sử dụng các dụng cụ phẫu thuật thông thường khiến cầm máu trong quá trình phẫu thuật còn hạn chế, ảnh hưởng đến phẫu trường, có nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng đến thời gian phẫu thuật, đặt Merocel sau phẫu thuật khiến bệnh nhân khó chịu, dẫn lưu dịch trong xoang bị cản trở. Khởi đầu từ sáng chế của Bovie7 vào năm 1920 với dao điện đơn cực (monopolar) và dao điện lưỡng cực (bipolar), về sau các thế hệ dao điện phẫu thuật và cầm máu được phát triển không ngừng. Gần đây, dao mổ điện sử dụng năng lượng sóng radio frequency (RF) đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phẫu thuật về độ an toàn, hiệu quả. Hệ thống Plasma Aquamantys với công nghệ Transcollation của Medtronic hiện là một trong những phương tiện cầm máu tốt, ít tổn thương trong phẫu thuật của các chuyên ngành như thần kinh cột sống, ung bướu, chỉnh hình, lồng ngực8. Trong khi đó phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Việt Nam hiện chưa được ứng dụng nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (FESS) có sử dụng dao hàn mạch Plasma” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cắt lớp vi tính viêm mũi xoang mạn tính có chỉ định phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang có sử dụng dao hàn mạch Plasma.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectTai Mũi Họngvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CHỨC NĂNG MŨI XOANG (FESS) CÓ SỬ DỤNG DAO HÀN MẠCH PLASMAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1012.pdf
  Restricted Access
2.13 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.