Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2271
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorChu Thị, Tuyết-
dc.contributor.advisorLê Thị, Hương-
dc.contributor.authorTRẦN MINH, ANH-
dc.date.accessioned2021-11-20T02:22:24Z-
dc.date.available2021-11-20T02:22:24Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2271-
dc.description.abstractGout là bệnh khớp vi tinh thể, do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, gây lắng đọng tinh thể monosodium urate ở các mô1. Tỷ lệ bệnh gout đã tăng gấp đôi trong 20 năm gần đây, sự gia tăng này cùng với sự xuất hiện thường xuyên của các bệnh đồng mắc và các yếu tố tim mạch tạo nên một thách thức lớn cho sức khoẻ ở cộng đồng2. Tại Anh, tỷ lệ lưu hành bệnh gout tăng từ 1,4% năm 1997 lên 2,5% năm 20123. Và tại Việt Nam, bệnh gout đứng hàng thứ tư trong các bệnh khớp nội trú thường gặp tại khoa cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai với tỷ lệ 10,5% 4. Năm 2000, Tạ Diệu Yên và cộng sự bước đầu tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân gout ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy 75% bệnh nhân gout có thói quen uống rượu bia thường xuyên. Dinh dưỡng, đặc biệt là khẩu phần ăn và phương pháp chế biến là một trong những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới khởi phát cơn gout cấp. Purin trong chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng acid uric máu và tiến triển bệnh gout, bệnh nhân gout có xu hướng tiêu thụ một lượng lớn thịt hoặc hải sản trong nhiều năm. Ở nhóm bệnh nhân sử dụng thực phẩm có hàm lượng purin cao (khoảng 3,48g purin), nguy cơ tái phát các cơn gout cấp ở nhóm này cao gấp năm lần so với nhóm tiêu thụ purin thấp (khoảng 0,85g purin) 5,6. Béo phì không chỉ là một yếu tố nguy cơ của gout mà còn có liên quan đến tuổi phát hiện bệnh sớm ở người bệnh7. Theo Ali.N và cộng sự, có mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và tăng acid uric máu, tỷ lệ bệnh nhân béo phì tăng dần từ nhóm có nồng độ AU máu thấp cho tới nhóm có nồng độ AU cao và tỷ lệ béo phì cao nhất ở nhóm có AU > 9mg/dl8. Mối liên quan này cũng được tìm thấy với nhóm bệnh nhân thừa cân và chu vi vòng eo lớn. Theo nghiên cứu của Wang H. và cộng sự, tỷ lệ tăng AU máu ở nhóm thừa cân tăng lên 2,98 lần so với nhóm thiếu cân và nhóm béo phì cao gấp 5,96 lần so với nhóm thiếu cân9. Theo các nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái Thuỷ và Đinh Thị Thu Hiền cho thấy tại các bệnh viện ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân gout bị thừa cân - béo phì là 30% và 21,12% 10,11. Gần đây có khá nhiều đề tài nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị Gout ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố về dinh dưỡng có liên quan đến khởi phát đợt cấp và tiến triển của bệnh nhân gout. Với mong muốn góp phần cải thiện TTDD, nâng cao hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân gout, đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân gout nguyên phát điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai năm 2019 - 2020” được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân gout nguyên phát điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai năm 2019 – 2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân gout nguyên phát điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai năm 2019 – 2020.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectDinh Dưỡngvi_VN
dc.titleTÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN GOUT NGUYÊN PHÁT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019 – 2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1077.pdf
  Restricted Access
1.74 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.