Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2208
Title: Nghiên cứu hiệu quả kết hợp tiêm Phenol trong phục hồi chức năng bệnh nhân liệt cứng hai chi dưới do tổn thương tủy sống
Authors: Nguyễn Hoài, Trung
Advisor: PGS.TS Cao Minh, Châu
PGS.TS Phạm Văn, Minh
Keywords: 62720166;Phục hồi chức năng
Issue Date: 2016
Abstract: THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI. CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Tên đề tài: Nghiên cứu hiệu quả kết hợp tiêm Phenol trong phục hồi chức năng bênh nhân liệt cứng hai chi dưới do tổn thương tủy sống.. Mã số: 62.72.01.65. Chuyên ngành: Phục hồi chức năng. Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoài Trung. Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Cao Minh Châu 2. PGS.TS Phạm Văn Minh. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà nội. Những kết luận mới của luận án:. Hiệu quả của tiêm phong bế phenol kết hợp tập PHCN. Tiêm phong bế thần kinh bằng phenol kết hợp với các kỹ thuật tập luyện phục hồi chức năng làm tăng hiệu quả PHCN ở bệnh nhân liệt cứng hai chi dưới do tổn thương tủy sống:. - Hiệu quả giảm co cứng ngay sau khi tiêm, kéo dài đến 6 tháng có ý nghĩa thống kê và còn tiếp tục. Giảm rung giật cổ chân tự phát và khi có kích thích có ý nghĩa thống kê.. - Tăng tầm vận động thụ động của của khớp háng và khớp cổ chân có ý nghĩa thống kê. Giảm đau do giảm co cứng cơ rõ rệt đến 6 tháng và còn tiếp tục mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,001.. - Bệnh nhân tiêm phenol kết hợp tập luyện PHCN sau 6 tháng có sự cải thiện tốt hơn về khả năng di chuyển (điểm WISCI = 6,36 ± 5,95) so với nhóm chứng (điểm WISCI = 3,81 ± 4,08). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,043).. - Bệnh nhân tiêm phenol kết hợp tập luyện PHCN sau 6 tháng có sự cải thiện tốt hơn về chức năng sinh hoạt hằng ngày (điểm SCIM = 66,18 ± 20,62) so với nhóm chứng (điểm SCIM = 54,97 ± 13,46). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,01).. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN ở nhóm nghiên cứu. - Các yếu tố về giới, tuổi, thời gian bị bệnh, mức độ tổn thương không làm ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng co cứng, tầm vận động, khả năng di chuyển của nhóm bệnh nhân tiêm phenol (p > 0,05).. - Nhóm bệnh nhân tổn thương không hoàn toàn phục hồi về khả năng di chuyển, khả năng độc lập trong sinh hoạt hằng ngày tốt hơn so với nhóm bệnh nhân liệt hoàn toàn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01, p< 0,05).. NGƯỜI HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH. PGS.TS Cao Minh Châu PGS.TS Phạm Văn Minh Nguyễn Hoài Trung
SUMMARY OF RECENT FINDINGS IN THE RESEARCH . Research topic: “The combined effects of phenol nerve block to lower limb spasticity in rehabilitation of patients with spinal cord injury.. Serial number: 62.72.01.65. Speciality: Rehabilitation. Research student: Nguyễn Hoài Trung. Supervisor: . 1. Associate professor Cao Minh Châu 2. Associate professor Phạm Văn Minh. Education provider: Hanoi Medical University. New conclusions:. Efficacy of phenol nerve block combined with rehabilitation exercise . Phenol nerve block and exercise increase rehabilitation outcome of patient with lower limb spasticity: . -Spasticity reduces immediately after nerve block, remains effective 6 months later and further, it is statistically significant.. -Passive range of motion of hip and ankle joint increase significantly.Pains are relieved because of reduced spasticity and analgesic becomes unnecessary, differences are statistically significant 0<0,001.. -Phenol nerve blocked patients have better mobility (WISCI = 6,36 ± 5,95) after 6 months of rehabilitation exercise than control group (WISCI = 3,81 ± 4,08), statistically significant p=0,043.. -Phenol nerve blocked patients have better daily living functions (SCIM = 66,18 ± 20,62) than control group (66,18 ± 20,62), statistically significant p=0,01.. Major factors determining rehabilitation outcome of researched group. -Gender, age, affected period, severity of the injury do not influence the results of rehabilitation in term of spastic recovery, range of motion and mobility of phenol nerve block group (p>0,05).-The incompletely injured group of patients improves mobility, independence in daily living better completely paralyzed group. The difference is statistically significant (p<0,01, p<0,05).. Supervisors Research student. Assoc.Prof. Cao Minh Châu Assoc.Prof. Phạm Văn Minh Nguyễn Hoài Trung
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/2208
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
152_NguyeHoaiTrung_TVLA.pdf
  Restricted Access
3.06 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
152_NguyenHoaiTrung-TomtatLA.pdf
  Restricted Access
1.34 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.