Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1918
Title: Nghiên cứu ảnh hưởng lên giãn cơ tồn dư của rocuronium tiêm ngắt quãng hoặc truyền liên tục trong phẫu thuật nội soi ổ bụng kéo dài
Authors: Bùi Hạnh, Tâm
Advisor: GS.TS. Nguyễn Hữu, Tú
Keywords: 62720121;Gây mê hồi sức
Issue Date: 2019
Abstract: . THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI . CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng lên giãn cơ tồn dư của rocuronium tiêm ngắt quãng hoặc truyền liên tục trong phẫu thuật nội soi ổ bụng kéo dài”. Mã số: 62720121; Chuyên ngành: Gây Mê Hồi Sức. Nghiên cứu sinh: Bùi Hạnh Tâm. Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Hữu Tú. Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Y Hà Nội. Những kết luận mới của luận án:. Về hồi phục tự nhiên với 2 phương pháp dùng thuốc khác nhau truyền liên tục hay tiêm ngắt quãng, dưới sự hướng dẫn của máy Tofwatch. Thời gian trung bình hồi phục tự nhiên về mốc TOF 0,25 là tương đương. Đây là mốc có thể bắt đầu xem xét giải giãn cơ bằng thuốc neostigmin.. Hồi phục phong bế thần kinh cơ sau giải giãn cơ bằng neostigmin. + Dùng thuốc giãn cơ rocuronium bằng phương pháp tiêm ngắt quãng và giải giãn cơ muộn tại TOF 0,4 với liều neostigmine 30mcg/kg làm rút ngắn thời gian hồi phục giãn cơ về mốc TOF0,7; TOF0,9. Sự khác biệt chỉ thực sự có ý nghĩa thống kê với thời gian trung bình hồi phục về mốc TOF>= 0,7; p< 0,001.. + Tuổi > 60, thời gian bơm hơi ổ bụng, thể tích dich truyền, thể tích máu mất là những yếu tố ảnh hưởng đến sự kéo dài thời gian hồi phục giãn cơ.. + Thời gian gây mê là yếu tố ảnh hưởng làm chậm quá trình hồi phục giãn cơ tại mốc TOF>=0,7.. + Tỉ lệ tồn dư giãn cơ tại thời điểm rút nội khí quản trong nghiên cứu này là 74%, trong đó có 54% tồn dư ở mức 0,7<TOF<0, T9 và 20% tồn dư ở mức TOF<0,7.. + Dùng giải giãn cơ liều thấp và muộn hơn tại TOF 0,4 giúp giảm tác dụng phụ nôn –buồn nôn sau mổ, đặc biệt ở giai đoạn muộn 7-24h.. Tiêu chuẩn hết giãn cơ thực hiện bởi các nghiệm pháp lâm sàng. Các nghiệm pháp nhấc đầu 5 giây, nhấc đầu 10 giây, nắm tay 5 giây, nắm tay 10 giây, nhấc chân, giữ được thanh đè lưỡi, cắn răng có độ nhạy thấp < 30% , độ đặc hiệu thấp <76%.. NGƯỜI HƯỚNG DẪN (ký, ghi rõ họ tên) GS.TS. Nguyễn Hữu Tú NGHIÊN CỨU SINH (ký, ghi rõ họ tên) Bùi Hạnh Tâm .
SUMMARY OF NEW CONCLUSIONS OF DOCTORAL THESIS. Topic name:. Code: 62720121 Specialist: Anesthesiology. PhD student: Bui Hanh Tam. Scientific Supervisors: Prof. PhD. Nguyen Huu Tu. Training institution: Hanoi Medical University. New conclusions of the thesis:About natural recovery with two different methods of drug administration continuously or intermittently, under the guidance of Tofwatch machine. The average natural recovery time of TOF 0.25 is equivalent. This is a mold that can begin to consider muscle relaxation with neostigmin.Recover the muscle block after muscle relaxation by neostigmin. + Using rocuronium muscle relaxant by intermittent injection and delayed muscle relaxation at TOF 0.4 with neostigmine dose of 30mcg / kg shortens the time for muscle relaxation recovery to TOF0.7; TOF0,9. The difference is really only statistically significant with the average time of recovery to TOF³ 0.7; p <0.001.. + Age> 60, abdominal inflatable time, volume of infusion, volume of blood loss are factors affecting the prolonged recovery of muscle relaxation.. + Time of anesthesia is an influencing factor slowing the muscle relaxation process at TOF³ 0.7.. + The rate of muscle relaxation at the time of extubation in this study is 74%, of which 54% residues at 0.7 <TOF <0, T9 and 20% residues at the TOF level <0 , 7.. + Use of low and late dose muscle relaxation at TOF 0.4 helps reduce vomiting side effects - postoperative nausea, especially in the late stage 7-24h.. Recover of muscle relaxation done by clinical trials. The method of lifting the head for 5 seconds, lifting the head for 10 seconds, holding the hand for 5 seconds, holding the hand for 10 seconds, lifting the foot, holding the tongue of the tongue, biting the teeth with low sensitivity <30%, low specificity <76% . Scientific Supervisors (sign, write full name) Prof. PhD.Nguyen Huu Tu . PhD student (sign, write full name) . Bui Hanh Tam .
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1918
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
445_bUIhANHtAM-TTgmha30.pdf
  Restricted Access
463.74 kBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
445_buihanhtam-laGMHS30.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.