Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1889
Title: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Authors: Nguyễn Quang, Đợi
Advisor: PGS.TS. Hoàng Hồng, Thái
PGS.TS. Chu Thị, Hạnh
Keywords: 62720144;Nội hô hấp
Issue Date: 2019
Abstract: THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI . CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.. Mã số: 62720144; Chuyên ngành: Nội Hô Hấp. Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Đợi; Khóa 32. Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Hoàng Hồng Thái; 2. PGS.TS. Chu Thị Hạnh. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội. Những kết luận mới của luận án:. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tắc động mạch phổi (TĐMP) cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có D-dimer ≥ 1mg/l FEU: (1) Lâm sàng: Tuổi, giới: chủ yếu gặp bệnh nhân > 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ. Tiền sử hút thuốc (bao-năm): (32,1±6,1). 59,4% hút trên 30 bao – năm. Số đợt cấp năm trước (X ± SD): 2,1 ± 1,1. Thời gian mắc bệnh (năm) (X ± SD): 7,32 ± 3,7; 83,8% trên 5 năm. Phổ biến gặp: tắc nghẽn mức độ nặng, GOLD nhóm D, nhiều triệu chứng. Ít gặp đợt cấp do nhiễm trùng trong nhóm TĐMP. Bệnh đồng mắc thường gặp: suy tim (35,1%), tăng huyết áp (37,8%), đái tháo đường (27%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp: đau ngực (43,2%), ho máu (18,9%), bất động tại giường > 3 ngày (70,3%), tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (13,5%), tâm phế mạn. (2) Cận lâm sàng: X quang phổi: vòm hoành cao một bên, tim hình giọt nước, tổn thương dạng viêm phổi, giãn phế nang, giãn động mạch phổi trung tâm. CT-PA: huyết khối động mạch phổi phải gặp nhiều hơn phổi trái. 97,3% huyết khối mức thùy và phân thùy. 97,3% có chỉ số tắc nghẽn < 40%. Điểm PESI: 97,3% thuộc nhóm 1 và 2. Siêu âm tim: tăng áp lực động mạch phổi, giãn thất phải (37,8%). Khí máu: pH > 7,45 (OR: 2,16; p = 0,03). PCO2 < 35 mmHg (OR: 3,9; p = 0,001). Nồng độ D-dimer: trong nhóm TĐMP cao hơn nhóm không TĐMP. Điện tim: sóng p phế, block nhánh phải, S1Q3T3.. Tỷ lệ và yếu tố nguy cơ TĐMP cấp ở bệnh nhân đợt cấp COPD có D-dimer ≥ 1mg/l FEU: (1)Tỷ lệ TĐMP: 17,6%. (2) Yếu tố nguy cơ độc lập: Tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, chẩn đoán COPD > 5 năm, tổn thương dạng viêm phổi, giãn phế nang, tắc nghẽn mức độ nặng, đợt cấp COPD không do nhiễm trùng, tăng huyết áp. (3) Thang điểm Padua ≥ 4: tăng nguy cơ TĐMP với OR = 3.. Giá trị của xét nghiệm D-dimer, thang điểm Wells, thang điểm Geneva cải tiến trong chẩn đoán TĐMP cấp ở bệnh nhân đợt cấp COPD có D-dimer ≥ 1mg/l FEU: (1) Xét nghiệm D-dimer: Không có vai trò trong chẩn đoán xác định TĐMP. Tuy nhiên, khi phối hợp kết quả D-dimer < 2,1mg/l FEU với thang điểm Wells < 5 hoặc thang điểm Geneva cải tiến ≤ 6 có giá trị tốt trong loại trừ TĐMP. (2) Thang điểm Wells và thang điểm Geneva cải tiến: Giá trị của 2 thang điểm tương tự nhau và đều có vai trò tốt trong loại trừ TĐMP. Tuy nhiên, thang điểm Geneva cải tiến dễ áp dụng, khách quan hơn và có thể thay thế thang điểm Wells trong thực hành lâm sàng, đặc biệt khi phối hợp với xét nghiệm D-dimer trong loại trừ TĐMP.. NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1 (ký và ghi rõ họ tên) NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2 (ký và ghi rõ họ tên) NGHIÊN CỨU SINH (ký và ghi rõ họ tên) PGS.TS. Hoàng Hồng Thái PGS.TS. Chu Thị Hạnh Nguyễn Quang Đợi .
SUMMARY INFORMATION OF NEW CONCLUSIONS. OF THE DOCTORAL THESIS. Title of the thesis: "Study on clinical and paraclinical characteristics and some risk factors for acute pulmonary embolism in patients with chronic obstructive pulmonary disease exacerbations".. Code: 62720144; Specialization: Respirology of Internal Medicine. Doctoral Fellow: Nguyen Quang Doi; The 32rd course. Supervisors: 1. Assoc. Prof. Hoang Hong Thai, Ph.D; 2. Assoc. Prof. Chu Thi Hanh, Ph.D.. Training facility: Hanoi Medical University. New conclusions of the thesis:Clinical and paraclinical characteristics of acute pulmonary embolism (PE) in patients with chronic obstructive pulmonary disease (COPD) exacerbation with D-dimer level ≥ 1 mg/l FEU: (1) Clinical: Age, gender: common met patients > 60 years old and male common met more than women. Smoking history (pack- years): (32.1 ± 6.1). Rate of 59.4% smoking over 30 pack - years. Mean number of exacerbations (X ± SD): 2.1 ± 1.1. Mean duration of disease (year) (X ± SD): 7.32 ± 3.7; 83.8% over 5 years. Common findings: severe airway obstruction, COPD patients of D-group, many symptoms. Less frequent exacerbations due to infection in the PE group. Common co-morbidity: heart failure (35.1%), hypertension (37.8%), diabetes (27%). Common clinical symptoms: chest pain (43.2%), hemotysis (18.9%), Immobilization > 3 days (70.3%), history of deep venous thrombosis (13.5%), cor-pulmonale. (2) Paraclinical: chest radiograph: one lateral high diaphragm, teardrop-shaped heart, pneumonia-like lesions, emphysema, central pulmonary artery dilatation. CT-PA: pulmonary artery thrombosis in right lung is more common than the left lung. 97.3% of segmental and lobes level. 97.3% have obstructive index <40%. PESI score: 97.3% in group 1 and 2. Echocardiography: increased pulmonary artery pressure, right ventricular dilatation (37.8%). Blood gas: pH >7.45 (OR: 2.16; p = 0.03). PCO2 <35 mmHg (OR: 3.9; p = 0.001). The concentration of D-dimer in the PE group is higher than that of the non-PE group. Electrocardiography: common findings were pulmonale p-wave, right bundle branch block, S1Q3T3 sign. Prevalence and risk factors for acute PE in patients with COPD exacerbations with D-dimer level ≥ 1 mg/l FEU: (1) Prevalence of PE: 17.6%. (2) Independent risk factors: History of deep vein thrombosis, diagnosis of COPD > 5 years, pneumonia-like lesions, emphysema, severe airway obstruction, non-infectious COPD exacerbation, hypertension. (3) Padua Scale ≥ 4: increased risk of PE with OR = 3. The value of the D-dimer test, the Wells score, the revised Geneva score in diagnosis of acute PE in patients with COPD exacerbation with D-dimer level ≥ 1 mg/l FEU: (1) D-dimer test yield: The D-dimer test does not play a role in the positive diagnosis of PE. However, when the combination of D-dimer results < 2.1mg/l FEU with the Wells score <5 or the revised Geneva score ≤ 6 is good value in excluding PE. (2) The value of Wells and revised Geneva scores: The value of Wells and revised Geneva scores were similarly and played a good role in excluding PE. The revised Geneva score is easy to apply, more objective and can replace Wells score in clinical practice, especially when combination with the D-dimer test in rule out PE SUPERVISORS No.1 (Sign & full name) SUPERVISORS No.2 (Sign & full name) Doctoral Fellow (Sign & full name) Assoc. Prof. Hoang Hong Thai, Ph.D Assoc. Prof. Chu Thi Hanh, Ph.D Nguyen Quang Doi .
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1889
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
421_NGUYENQUANGDOI-LAnoihh32.pdf
  Restricted Access
12.82 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
421_NguyenQuangDoi-ttNOIHH32.pdf
  Restricted Access
1.47 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.