Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1810
Title: Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp do tắc động mạch não giữa bằng thuốc rtPA đường tĩnh mạch phối hợp với siêu âm Doppler xuyên sọ
Authors: Trần Quang, Thắng
Advisor: PGS.TS Nguyễn Đạt, Anh
GS.TS. Lê Văn, Thính
Keywords: 62720122;Hồi sức cấp cứu và chống độc
Issue Date: 2018
Abstract: . TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN. Tên luận án: Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp do tắc động mạch não giữa bằng thuốc rtPA đường tĩnh mạch phối hợp với siêu âm Doppler xuyên sọ. Họ tên NCS: Trần Quang Thắng. Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu và Chống độc; Mã số: 62720122. Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Đạt Anh 2. GS.TS. Lê Văn Thính. Cơ sở đào tạo: Bộ môn Hồi sức cấp cứu – Đại học Y Hà nội. 1. Đánh giá hiệu quả điều trị. 1.1. Hiệu quả điều trị sau 2 giờ.. Tỷ lệ tái thông mạch.. Tỷ lệ bệnh nhân tái thông mạch máu hoàn toàn của nhóm can thiệp (33,33%) cao hơn nhóm chứng (17,78%) với p=0,025. Tỷ lệ bệnh nhân không tái thông mạch máu của nhóm can thiệp (8,89%) thấp hơn nhóm chứng (26,67%) với p=0,003.. Cải thiện thang điểm NIHSS.. Trung vị điểm NIHSS giảm từ 15 xuống 8 ở giờ thứ 2, khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p=0,015.. 1.2. Hiệu quả điều trị sau 24 giờ.. Kết quả điều trị phục hồi tốt ở nhóm can thiệp (33,33%) cao hơn nhóm chứng(17,78%) với p =0,025. Kết quả điều trị phục hồi một phần ở nhóm can thiệp (48,89%) cao hơn nhóm chứng (35,55%) với p=0,032. Kết quả điều trị thất bại ở nhóm can thiệp (17,78%) thấp hơn nhóm chứng (46,67%) với p=0,008.. 1.3. Hiệu quả điều trị sau 3 tháng.. Kết cục lâm sàng tốt (mRS 0-1) nhóm can thiệp (48,89%) cao hơn so với nhóm chứng (28,89%) với p=0,012. Số bệnh nhân đạt kết cục lâm sàng với mức tàn phế nặng (mRS 4-5) ở nhóm can thiệp (17,78%) thấp hơn so với nhóm chứng (35,55%) với p=0,011. Có 4,44% số bệnh nhân tử vong trong vòng 3 tháng ở nhóm can thiệp và 2,22% ở nhóm chứng, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,315.. 1.4. Các biến chứng liên quan đến điều trị.. Biến chứng chảy máu nội sọ ở hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (χ2 =0,384). Chảy máu nội sọ có triệu chứng ở cả hai nhóm đều là 4,44%. Các biến chứng đái máu đại thể: nhóm chứng có 4,44% bệnh nhân, nhóm can thiệp có 6,66% bệnh nhân. Xuất huyết dưới da và vị trí tiêm truyền ở nhóm chứng là 4,44%, nhóm can thiệp là 2,22%. Không quan sát thấy có biến chứng nào khác.. 2. Yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân ở nhóm can thiệp sau 3 tháng.. 2.1. Ảnh hưởng đến tiên lượng tốt sau 3 tháng.. Điểm NIHSS khi vào viện từ 12 trở xuống thì bệnh nhân có kết cục sau 3 tháng tốt lớn hơn 10 lần so với nhóm bệnh nhân có điểm NIHSS lớn hơn 12.Chỉ số mạch PI từ 1,1 trở xuống thì tiên lượng tốt sau 3 tháng lớn hơn 4 lần so với nhóm có chỉ số mạch lớn hơn 1,1.Bệnh nhân tái thông hoàn toàn sau 2 giờ với TIBI 4-5 thì tiên lượng tốt sau 3 tháng lớn hơn 12 lần so với TIBI từ 3 trở xuống. Bệnh tắc đoạn gần động mạch não giữa ở vị trí đoạn M2 có tiên lượng tốt sau 3 tháng lớn hơn 4 lần so với tắc ở đoạn M1.. 2.2. Ảnh hưởng đến tiên lượng xấu sau 3 tháng.. Nhóm bệnh nhân có thời gian khởi phát tới khi đến viện trên 100 phút có kết cục không tốt sau 3 tháng gấp 10 lần so nhóm bệnh nhân có thời gian khởi phát tới khi đến viện dưới 100 phút. Điểm NIHSS của bệnh nhân khi vào viện lớn hơn 15 gây ảnh hưởng đến kết cục không tốt sau 3 tháng gấp 12 lần so với bệnh nhân điểm NIHSS dưới 15. Bệnh nhân không tái thông mạch sau 2 giờ can thiệp có ảnh hưởng đến kết cục không tốt sau 3 tháng gấp 6 lần so với bệnh nhân có tái thông mạch.. THẦY HƯỚNG DẪN 1 (Ký,ghi rõ họ tên) THẦY HƯỚNG DẪN 2 (Ký,ghi rõ họ tên) NGHIÊN CỨU SINH (Ký,ghi rõ họ tên PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh GS.TS. Lê Văn Thính Trần Quang Thắng
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS. Name of thesis: Evaluation of the efficacy of treatment in acute cerebral infarction due to middle cerebral arteries occlusion by intravenous rtPA in combination with transcranial Doppler. PhD student’s name: Tran Quang Thang. Speciality: Intensive care – Emergency and Poison control; Mã số: 62720122. The teachers: 1. Nguyen Đat Anh. Ass Prof.MD.PhD. 2. Le Van Thinh. Prof.MD.PhD.. Training university: Ha noi medical University. 1. Evaluation of treatment effect. 1.1. Clinical outcomes after 2 hours.. Rate of recanalization.The percentage of patients with complete recanalization of the intervention group (33.33%) was higher than the control group (17.78%) with p = 0.025. The rate of patients without recanalization (8.89%) was lower than control (26.67%) with p = 0.003.. Improvement of NIHSS score.The median NIHSS score was reduced from 15 to 8 at 2 hours, the difference between the intervention and the control group was statistically significant with p = 0.015.. 1.2. Clinical outcomes after 24 hours.The good outcomes of treatment in the intervention group (33.33%) were higher than control group (17.78%) with p = 0.025. Results of partial recovery in the intervention group (48.89%) were higher than control group (35.55%) with p = 0.032. Failure of treatment in the intervention group (17.78%) were lower than control group (46.67%) with p = 0.008.. 1.3. Clinical outcomes after 3 months.Good clinical outcome (mRS 0-1) of the intervention group was 48.89% higher than the control group, 28.89%, difference was statistically significant with p = 0.012. The number of patients achieving severe disability (mRS 4-5) in the intervention group was 17.78% lower than the control group, 35.55%, the difference was statistically significant with p = 0.011. There were 4.44% of patients dying within 3 months in the intervention group and 2.22% in the control group. This difference was not statistically significant with p = 0.315.. 1.4. Complications related to treatment.Complications of intracranial haemorrhage in the two groups were not statistically significant (χ2 = 0.384). Symptomatic intracranial haemorrhage in both groups was 4.44%. Gross hemoglubinuria: control group was 4.44% of patients, 6.66% of patients were in intervention group. Subcutaneous haemorrhage and infusion site were 4.44% in the control group and 2.22% in the intervention group. No other complications were observed.. 2. Some factors affect the patient's outcome in the intervention group after 3 months.. 2.1. Effect on good outcomes after 3 months.At NIHSS of 12 or less, patients with good outcome after 3 months were 10 times greater than patients with NIHSS greater than 12. Patients with a pulse index of 1.1 or less had a good prognosis at 3 months, 4 times greater than those with a pulse index greater than 1.1. Patients fully recovered after 2 hours with TIBI 4-5, good prognosis after 3 months is 12 times greater than TIBI 3 or below. Acute middle cerebral artery occlusion at M2 segment had a good prognosis at 3 months, 4 times greater than M1 occlusion.. 2.2. Effect on poor outcomes after 3 months.Patients with onset time to hospitalization for more than 100 minutes had poor outcomes after 3 months, 10 times higher than patients with the period of time less than 100 minutes. Patient's NIHSS greater than 15 in hospital, the outcome was not good in 3 months, 12 times higher than in patients with NIHSS less than 15. Patients who had not recanalization after 2 hours of intervention had a poor outcome after 3 months, 6 times more than patients with recanalization THE TEACHER 1 (Signature, full name) THE TEACHER 2 (Signature, full name) PhD STUDENT (Signature,full name) Nguyen Đat Anh. Ass Prof. MD.PhD Le Van Thinh. Prof. MD.PhD Tran Quang Thang .
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1810
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
355_TRANQUANGTHANG-Hscc.pdf
  Restricted Access
3.45 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
355_TranQuangThang-tt.pdf
  Restricted Access
644.16 kBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.