Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1686
Title: | Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giáp và đánh giá kết quả điều trị |
Authors: | Nguyễn Quang, Bảy |
Advisor: | GS.TS. Phạm Gia, Khải PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu, Vân |
Keywords: | 62720145;Nội tiết |
Issue Date: | 2017 |
Abstract: | THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân cường giáp và đánh giá kết quả điều trị“ Chuyên ngành: Nội tiết. Mã số:62.72.01.45 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Bảy Người hướng dẫn: 1. GS.TS Phạm Gia Khải 2. PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SỸ Qua nghiên cứu 114 BN cường giáp (57 BN có rung nhĩ và 57 BN có nhịp xoang) tại BV Bạch Mai từ tháng 3/2010 đến tháng 12/2013, chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các BN cường giáp có rung nhĩ (RN): Các BN có tuổi trung bình là 54,1 ± 11,2 (từ 30 – 76); Tỷ lệ BN nữ/nam là 1,48. Thời gian bị cường giáp và thời gian bị RN lần lượt là 5,6 ± 10,9 và 2,6 ± 8,8 tháng. Nồng độ FT4 và TSH trung bình là 72,95 ± 27,93 pmol/l và 0,0059 ± 0,0016 mU/ml. Có 35,1% BN có suy tim trên lâm sàng. Siêu âm tim thấy 52,6% BN có nhĩ trái > 35 mm, trung bình là 36,87 ± 6,17 mm; 100% BN có tăng áp lực ĐM phổi > 25 mmHg, trung bình là 43,98 ± 11,09 mmHg; và 24,56% BN có EF tăng >70% và 5,26% BN có EF giảm < 50%. Ngoài ra 84,2% BN có hở van tim và 10,5% BN bị sa van 2 lá 2. Các yếu tố liên quan với RN ở BN cường giáp: So với các BN nhịp xoang thì các BN cường giáp bị RN có tuổi trung bình cao hơn 7,2 năm (p < 0,01). Tỷ lệ suy tim cao hơn gấp 10 lần (35,09% so với 3,51%), có nhĩ trái to hơn, áp lực ĐM phổi cao hơn, EF giảm hơn, tỷ lệ hở van tim và sa van 2 lá nhiều hơn có ý nghĩa thống kê. Tuy hay gặp RN ở nam hơn và ở những BN có thời gian cường giáp trung bình lâu hơn 3,5 tháng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tần số tim không khác biệt với BN nhịp xoang. 3. Kết quả điều trị rung nhĩ ở BN cường giáp sau 6 tháng điều trị, trong đó 59,6% BN được điều trị nội khoa, 40,4% BN được điều trị I131. Tỷ lệ hết cường giáp sau 6 tháng là 33,33%. Kết quả: Tỷ lệ BN tự chuyển được về nhịp xoang là 57,89% khi đa số vẫn còn cường giáp. Thời gian trung bình chuyển về nhịp xoang là 5,9 + 7,3 tuần, đại đa số là trong vòng 16 tuần điều trị đầu tiên. Tần số tim được kiểm soát ở mức < 100 c/ph sau khoảng 2,5 tuần điều trị cường giáp và dùng thuốc chẹn beta. Có 1 BN tử vong trong thời gian theo dõi, không có BN nào bị tắc mạch Các yếu tố tiên lượng khả năng chuyển nhịp xoang cao hơn có ý nghĩa thống kê là: Thời gian bị RN dưới 1 tháng; Áp lực ĐM phổi ≤ 55 mmHg; Kích thước nhĩ trái ≤ 40 mm và phân suất tống máu > 70%.. SUMMARY OF PH.D THESIS. Thesis title: “Research on factors related to atrial fibrillation in hyperthyroidism patients and evaluate treatment results”. Speciality: Endocrinology. Code: 62.72.01.45. Ph.D Student: Nguyen Quang Bay. Academic Supervisors: 1. Prof Pham Gia Khai, MD, Ph.D2. A/Prof Nguyen Kho Dieu Van, MD, Ph.D. University: HaNoi Medical University. SUMMARY OF NEW FINDINGS OF Ph.D THESISOur research was carried out from March 2010 to December 2013 on 114 newly diagnosed hyperthyroidism patients (57 with atrial fibrillation, and 57 with sinus rythm) at BachMai Hospital. The following conclusions were found:. 1. Clinical and laboratory characteristics of patients with hyperthyroid-induced atrial fibrillation (AF): The average age was 54.1 ± 11.2 (from 30 to 76); Women/men ratio was 1.48. Duration of hyperthyroidism and AF were 5.6 ± 10.9, and 2.6 ± 8.8 months, respectively. The average level of FT4 and TSH was 72.95 ± 27.93 pmol/l, and 0.0059 ± 0.0016 mU/ml, respectively. 35.1% of patients had heart failure. On echocardiography, 52.6% of patients had left atrial > 35 mm (36.87 ± 6.17 mm on average); 100% of patients had PH > 25 mmHg (43.98 ± 11.09 mmHg on average); 24.56% of patients has EF >70% and 5.26% of patients has EF < 50%; Besides, 84.2% of patients have valve regurgitation, and 10.5% of patients has mitral valve prolapse. 2. Factors realated to AF in hyperthyroidism patients: Hyperthyroidism patients with AF was 7.2 year older than hyperthyroidism patients with sinus rhythm ( p < 0.01); AF result in more heart failure, with larger left atrial, increased of PAP, and decreased EF. AF was associated with valve regurgitation and mitral valve prolapse. Althought AF was more prevalent in male patients, and patients with longer duration of hyperthyroidism, but no statistically significant. AF wasn’t associated with increasing heart rate.. 3. Results of AF management in hyperthyroidism patients after 6 treatment months: 59.6% of patients had medical treatment and 40.4% of patients had I131 therapy. After 6 months, 33.3% of patients got euthyroidism or hypothyroidism.. - Results: After 6 months, 57.9% of patients had spontaneously reversion to sinus rhythm, when majority of patients were hyperthyroidism. The mean interval between start of treatment and sinus rhythm restoration was 5.9 + 7.3 weeks, most were in the first 16 weeks. Hear rate was controlled to < 100 bpm after 2.5 weeks of treatment with antithyroid drug and beta blocker. One patient died but no patient had thromboembilism during study.. - Significant predictors of AF reversion to sinus rhythm were duration of AF < 1 month, Pulmonary artery pressure ≤ 55 mmHg, left atrial size ≤ 40 mm and EF > 70% (OR = 14.9). |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1686 |
Appears in Collections: | Luận án (nghiên cứu sinh) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
245_NGUYENQUANGBAY-LA.pdf Restricted Access | 2.47 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
245_NguyenQuangBay-tt.pdf Restricted Access | 1.27 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.