Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1620
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐặng Thị Hải, Vân-
dc.contributor.authorBÙI THỊ KHÁNH, NGỌC-
dc.date.accessioned2021-11-14T03:41:45Z-
dc.date.available2021-11-14T03:41:45Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1620-
dc.description.abstractTim bẩm sinh là những bất thường về tim và mạch máu lớn gần tim xảy ra do sự phát triển bất thường từ trong thời kì bào thai. Tim bẩm sinh là bất thường bẩm sinh hay gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ mắc dị tật bẩm sinh.1 Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 6 đến 13 trên 1000 trẻ sống tùy từng nghiên cứu và tỉ lệ tử vong trong năm đầu tiên là 8,5 đến 10,3%.2,3 Điều trị những bất thường tim bẩm sinh gồm có ba phương pháp chính đó là nội khoa, thông tim can thiệp và phẫu thuật. Tùy vào bất thường tim bẩm sinh, điều trị sẽ khác nhau. Điều trị nội khoa được chỉ định trước và sau phẫu thuật với hai mục đích chính ổn định giảm triệu chứng và giảm quá trình tiến triển suy tim. Điều trị suy tim trên trẻ em thường khởi đầu là nhóm thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensinogen và thuốc lợi tiểu.4 Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trên bênh nhân tim bẩm sinh, đặc biệt với nhóm tim bẩm sinh nhiều máu lên phổi. Tuy nhiên, cả hai nhóm thuốc cơ bản sử dụng trong điều trị suy tim đều có tác dụng phụ gây rối loạn cân bằng điện giải. Nếu nhóm lợi tiểu quai gây hạ natri và hạ kali máu thì nhóm lợi tiểu kháng aldosterone gây hạ natri và tăng kali máu, đặc biệt khi phối hợp cùng nhóm ức chế men chuyển nguy cơ tăng kali máu lại càng cao hơn.5,6 Bệnh nhân tim bẩm sinh là đối tượng có yếu tố nguy cơ cao rối loạn điện giải do sử dụng thuốc lợi tiểu như giảm lượng máu đến thận, hoạt động của hệ renin-angiotensine-aldosteron tăng cao, tăng tiết các peptid lợi niệu.7 Do đó, sử dụng thuốc lợi tiểu trên nhóm bệnh nhân tim bẩm sinh tiềm ẩn nguy cơ cao gây rối loạn điện giải. Một nghiên cứu của Kiyoshi Ogawa và cộng sự trên 126 trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh có luồng shunt trái phải được sử dụng thuốc lợi tiểu đường uống đã chỉ ra có 14,3% bệnh nhi có hạ natri máu và 15% bệnh nhi có tăng kali máu.8 Tình trạng rối loạn nước và điện giải càng làm nặng thêm mức độ suy tim của trẻ cũng như gây tổn thương chức năng thận cho trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về rối loạn điện giải do dùng thuốc lợi tiểu còn hạn chế, đặc biệt các nghiên cứu trên nhóm đối tượng này lại càng hiếm hơn. Vấn đề đặt ra là trên nhóm đối tượng trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thì tỉ lệ rối loạn điện giải do dùng thuốc lợi tiểu là bao nhiêu, liệu thuốc lợi tiểu có gây rối loạn điện giải nặng ở nhóm bệnh nhân này không, có các yếu tố nào làm nặng thêm tình trạng này không? Hiện nay việc sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim ở bệnh nhân tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương là rất phổ biến. Trong đó có không ít trẻ có rối loạn điện giải natri và kali máu sau một thời gian điều trị, tuy nhiên đó chỉ là sự quan sát ở mức độ khảo sát chưa có tính thống kê và chưa đủ thuyết phục. Chính xuất phát từ thực tế đó và với mong muốn nâng cao chất lượng điều trị cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến rối loạn điện giải natri và kali máu trên bệnh nhi tim bẩm sinh có điều trị thuốc lợi tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ rối loạn điện giải natri, kali máu trên bệnh nhi tim bẩm sinh có điều trị thuốc lợi tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn điện giải natri, kali máu trên bệnh nhi tim bẩm sinh có điều trị thuốc lợi tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectNhi khoavi_VN
dc.titleTỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI NATRI VÀ KALI MÁU TRÊN BỆNH NHI TIM BẨM SINH CÓ ĐIỀU TRỊ THUỐC LỢI TIỂUvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1047.pdf
  Restricted Access
1.51 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.