Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1619
Title: NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM ĐÔNG CầM MáU Và XéT NGHIệM ROTEM TRÊN BệNH NHÂN GHéP GAN Từ NGƯờI CHO CHếT NãO TạI BệNH VIệN VIệT ĐứC
Authors: NGUYỄN VĂN, CHỈNH
Advisor: Trần Thị Kiều, My
Keywords: Kỹ thuật xét nghiệm y học
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Gan là tạng lớn nhất của cơ thể, được hình thành như một cơ quan mạch máu xốp, nằm ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, dưới cơ hoành. Gan có chức năng quan trọng và đa dạng, về mặt sinh lý gan là tuyến ngoại tiết, tiết ra mật đổ vào ống tiêu hóa, đồng thời là ống nội tiết tham gia vào nhiều chức phận (điều hòa đường máu, chống độc cho cơ thể và là nơi chính để tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu…).1,2,3 Ghép gan là một phẫu thuật lớn được chỉ định để loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ gan bệnh lý thay thế bằng gan lành của người cho sống hoặc người cho chết não. Đây là một thành tựu lớn của y học và ngành ngoại khoa thế giới. Kể từ trường hợp ghép gan đầu tiên do Starzl (Mỹ) thực hiện năm 1963 đến nay, ghép gan đã trải qua lịch sử 51 năm với hàng trăm ngàn ca ghép gan được thực hiện trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, trường hợp ghép gan đầu tiên được tiến hành tại Học viện Quân y vào ngày 31/1/2004. Sau đó, Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thực hiện nhiều ca ghép gan cho trẻ em. Đến năm 2007, ca ghép gan cho người lớn đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện thành công tại Bệnh viện Việt Đức. Năm 2010, ca ghép gan toàn bộ của người cho chết não đầu tiên cũng đã được thực hiện. Cho đến nay, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện được gần 80 ca ghép gan với nguồn tạng từ người cho sống và người cho chết não. Trong quá trình phẫu thuật ghép gan, có thể gây mất máu, truyền máu khối lượng lớn, rối loạn đông máu phối hợp và gây chảy máu khó cầm. Các hình thái rối loạn đông máu này thường do sự thiếu thụt của một hay nhiều yếu tố tham gia vào quá trình đông máu, gây nên tình trạng giảm đông, đông máu rải rác trong lòng mạch, tiêu sợi huyết và đôi khi còn gặp tăng đông gây nhiều biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Những năm gần bên cạnh xét nghiệm đông máu thường quy, xét nghiệm ROTEM (rotational thromboelastometry – Đo độ đàn hồi cục máu) là một kỹ thuật xét nghiệm với nhiều ưu điểm, cung cấp một cách tiếp cận khác để đánh giá rối loạn đông máu trong phẫu thuật, phản ánh được tổng quát quá trình đông cầm máu, với nhiều loại xét nghiệm giúp phân tích linh hoạt, chi tiết hơn các bất thường đông cầm máu. Nó cung cấp không chỉ các thông tin về thời gian đông máu mà đồng thời còn cung cấp thông tin về sự ổn định có tính cơ học của cục máu đông và mô phỏng một cách chính xác quá trình đông máu diễn ra như trong cơ thể, từ đó có thể can thiệp điều trị nhanh và đặc hiệu. Xét nghiệm ROTEM đã được áp dụng nhiều trong hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá điều trị rối loạn đông cầm máu, ưu điểm của kỹ thuật này ngày càng được khẳng định qua nhiều nghiên cứu: Hỗ trợ phát hiện rối loạn đông máu trên bệnh nhân chấn thương,4 giảm tỷ lệ truyền máu trên bệnh nhân ghép gan,5 giảm chi phí điều trị,6 thời gian thực hiện xét nghiệm nhanh, đáp ứng yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp…7 Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về ghép gan, tuy nhiên rất ít nghiên cứu đánh giá tình trạng đông máu vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm một số chỉ số xét nghiệm đông cầm máu cơ bản ở bệnh nhân ghép gan từ người cho chết não. 2. Nhận xét một số thay đổi của xét nghiệm ROTEM ở bệnh nhân ghép gan từ người cho chết não và mối tương quan với xét nghiệm đông máu thường quy.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1619
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1045.pdf
  Restricted Access
2.38 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.