Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1613
Title: ĐẶC ĐIỂM CỦA ST CHÊNH XUỐNG VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP KHÔNG ST CHÊNH LÊ
Authors: NGUYỄN THỊ, HẬU
Advisor: Nguyễn Thị Bạch, Yến
Keywords: Tim mạch
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh động mạch vành hiện đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu và đang trở thành đại dịch ở cả các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát triển. Trong các thể bệnh động mạch vành, hội chứng vành cấp (HCVC) không ST chênh lên chiếm khoảng 2-2,5 triệu trường hợp nhập viện hàng năm trên toàn thế giới1. Việc nhanh chóng phân tầng nguy cơ là một khâu rất quan trọng để xác định chiến lược điều trị tối ưu (can thiệp sớm hay điều trị bảo tồn) cho nhóm bệnh nhân này. Điện tâm đồ (ĐTĐ) cho đến nay vẫn là một thăm dò kinh điển, đơn giản, sẵn có, dễ thực hiện và có giá trị trong chẩn đoán cũng như tiên lượng ban đầu ở các bệnh nhân NMCT. Ở nhóm HCVC có ST chênh lên, ĐTĐ là phương tiện hữu ích giúp định khu vùng cơ tim bị nhồi máu, dự báo động mạch vành thủ phạm, cũng như theo dõi tiển triển của quá trình điều trị. Tuy nhiên trong HCVC không ST chênh lên, vài trò của ĐTĐ trong chẩn đoán và tiên lượng có phần mờ nhạt hơn. Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% bệnh nhân HCVC không ST chênh lên có ĐTĐ bình thường. Bất thường trên ĐTĐ hay gặp ở nhóm bệnh nhân này là dấu hiệu ST chênh xuống và dấu hiệu T đảo chiều (T âm). Trên thế giới đã có một số nghiên cứu cho thấy ở nhóm bệnh nhân HCVC không ST chênh, sự có mặt của dấu hiệu ST chênh xuống là một yếu tố tiên lượng độc lập biến cố và tử vong2. Bên cạnh đó có một số nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn giá trị của ST chênh xuống về mặt định lượng (tổng biên độ ST chênh, số chuyển đạo có ST chênh xuống) trong tiên lượng ở các bệnh nhân này. Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa mức độ ST chênh xuống với mức độ tổn thương động mạch vành3, 4. Nghiên cứu của Kaul và cộng sự5 đã chỉ ra rằng trong các bệnh nhân HCVC không có ST chênh lên, nhóm bệnh nhân có dấu hiệu ST chênh xuống ≥2mm ở hai chuyển đạo liền kề thì nguy cơ tử vong cao hơn xấp xỉ sáu lần (OR 5,73; KTC 95%) so với các bệnh nhân không có dấu hiệu ST chênh xuống và nguy cơ tăng tử vong tăng lên gấp 10 lần khi dấu hiệu ST chênh xuống (≥2mm) lan rộng ở nhiều miền chuyển đạo (>1 miền). Nghiên cứu của Stefano Savonito và cộng sự năm 2005 trên 5192 bệnh nhân NMCT không ST chênh lên cho thấy tổng biên độ ST chênh xuống trong tất cả các chuyển đạo còn là một yếu tố dự báo độc lập, mạnh mẽ về tử vong do mọi nguyên nhân sau 30 ngày, không phụ thuộc vào các biến lâm sàng và tương quan chặt với mức độ nghiêm trọng của bệnh ĐMV 6. Ở Việt Nam đã có nghiên cứu về ST chênh xuống trong tiên lượng tổn thương thân chung ở bệnh nhân NMCT không ST chênh7. Tuy nhiên, chưa thấy có nghiên cứu nào tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu ST chênh xuống (cả về định tính và định lương) và giá trị của nó trong tiên lượng tổn thương ĐMV cũng như tiên lượng biến cố và tử vong ở các bệnh nhân NMCT không ST chênh lên. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm của ST chênh xuống và giá trị tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm ST chênh xuống trên điện tâm đồ và mối liên quan với một số thông số trên lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm tim, chụp động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 07 năm 2020. 2. Tìm hiểu giá trị dự báo tổn thương động mạch vành của dấu hiệu ST chênh xuống.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1613
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1039.pdf
  Restricted Access
2.17 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.