Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1611
Title: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHÂN LOẠI BẠCH CẦU Ở MÁU NGOẠI VI CỦA MÁY ĐẾM TẾ BÀO TỰ ĐỘNG YUMIZEN H550
Authors: NGUYỄN THỊ, TÂM
Advisor: Nguyễn Quang, Tùng
Keywords: Kỹ thuật xét nghiệm y học
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Cùng với sự phát triển Y học là sự tiến bộ không ngừng của lĩnh vực cận lâm sàng, trong đó bao gồm các xét nghiệm huyết học. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là một xét nghiệm huyết học cơ bản đầu tay để kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh nhân trong nhiều bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Phân loại công thức bạch cầu là một phần thiết yếu của xét nghiệm này nhằm mục đích đánh giá về số lượng, thành phần, tỷ lệ các loại bạch cầu; giúp cho việc chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh chính xác hơn. Năm 1674, Antonie van Leeuwenhoek đã chế tạo thành công kính hiển vi quang học và phát hiện ra tế bào máu. Năm 1874 Louis-Charles Malassez giới thiệu phương pháp đếm bạch cầu bằng buồng đếm tế bào máu. 1, 2 Kính hiển vi quang học ra đời là bước phát triển quan trọng của y học. Nhờ đó, các xét nghiệm tế bào máu ngoại vi được đếm một cách thủ công. Việc đếm thủ công là phương pháp xét nghiệm kinh điển tuy nhiên lại là phương pháp cho sai số chọn mẫu vì có quá ít tế bào được đếm. Năm 1950, máy đếm tế bào tự động đầu tiên ra đời đánh dấu bước ngoặt mới cho các nhà huyết học.1 Các kỹ thuật thủ công đặc biệt là kiểm tra lam máu bằng kính hiển vi luôn được sử dụng cùng máy đếm tế bào tự động để cung cấp kết quả phân tích tế bào máu ngoại vi một cách toàn diện. Trong những năm qua, khi khả năng và hiệu suất của máy phân tích tự động được cải thiện, vai trò của máy phân tích tự động đã tăng lên rất nhiều.3 Có nhiều cơ chế hoạt động của máy đếm tế bào tự động, đầu tiên phải kể đến là nguyên lý trở kháng. Trong nguyên lý này, máu toàn phần được truyền qua hai điện cực qua một lỗ hẹp đến mức chỉ có thể đi qua một tế bào tại một thời điểm. Trở kháng thay đổi khi một tế bào đi qua. Sự thay đổi trong trở kháng tỷ lệ thuận với thể tích tế bào, cung cấp số lượng tế bào và số đo thể tích. Nguyên lý trở kháng trả về CBC và sự khác biệt ba phần bạch cầu (bạch cầu hạt, bạch cầu lymphocyte và bạch cầu monocyte) nhưng không thể phân biệt giữa các loại bạch cầu hạt có kích thước tương tự: bạch cầu hạt ưa acid, bạch cầu hạt ưa bazơ và bạch cầu đoạn trung tính.4 Bên cạnh đó, nguyên lý tế bào học dòng chảy Flow cytometry là một kỹ thuật cung cấp các thông tin chi tiết về hình thái của tế bào máu. Đây là một phương pháp tuyệt vời để xác định sự khác biệt của năm phần bạch cầu. Theo nguyên lý này, dòng chảy các tế bào đi qua một khe đếm hẹp mà tại một thời điểm chỉ có một tế bào riêng lẻ đi qua, tại khe đếm này có chiếu ánh sáng. Độ hấp thụ và thể tích tế bào được đo để xác định độ chi tiết, đường kính và độ phức tạp bên trong của tế bào.5,6 Máy Yumizen H550 là một máy đếm tế bào tự động hiện đại, thuộc thế hệ máy ứng dụng phương pháp đo thể tích và độ hấp phụ bằng phương pháp lưu lượng dòng chảy tế bào Flow cytometry. Thế hệ máy đếm tế bào tự động này có khả năng nhận dạng, phân loại công thức bạch cầu ở máu ngoại vi của người bình thường, đồng thời phát hiện các tế bào chưa trưởng thành ở máu ngoại vi.7 Tuy nhiên chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu khả năng phân loại bạch cầu ở máu ngoại vi của máy này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Phân tích kết quả phân loại bạch cầu ở máu ngoại vi của máy đếm tế bào Yumizen H550 trong nhóm người trưởng thành khỏe mạnh. 2. Đánh giá khả năng phát hiện tế bào blast ở máu ngoại vi của máy đếm tế bào Yumizen H550 trong nhóm bệnh nhân Lơxêmi cấp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1611
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1037.pdf
  Restricted Access
1.45 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.