Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1609
Title: VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY LỒNG NGỰC TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN UNG THƯ PHỔI THEO PHÂN LOẠI AJCC PHIÊN BẢN 8
Authors: TRẦN XUÂN, QUÂN
Advisor: ĐOÀN VĂN, HOAN
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư phổi (UTP) là u ác tính xuất phát từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản tận, phế nang hoặc các tuyến phế quản. Đây là loại ung thư thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao ở cả nam lẫn nữ. Theo Globocan 2018 trên toàn thế giới có 2,1 triệu trường hợp mới mắc và 1,8 triệu trường hợp tử vong. So với tất cả các loại ung thư, UTP chiếm tỷ lệ 11,6% nhưng gây ra tới 18,4% tử vong trong ung thư, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam, hàng thứ ba ở nữ 1. Theo AJCC (American Joint Committee on Cancer - Ủy ban hỗn hợp về ung thư Hoa Kỳ), trong năm 2017 ở Mỹ có 225.000 trường hợp mới mắc và 156.000 trường hợp tử vong do UTP 2. Ở Việt Nam theo báo cáo của Ủy ban phòng chống ung thư quốc gia tỷ lệ UTP ở nam là 40,2/100.000 dân và ở nữ là 10,6/100.000 dân 3. Từ trước tới nay, chẩn đoán hình ảnh vẫn là ưu tiên số một trong việc phát hiện, sàng lọc, chẩn đoán UTP và giải phẫu bệnh vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định. Có rất nhiều phương tiện tham gia chẩn đoán UTP trong đó X quang (XQ) thường quy, chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ (CHT), siêu âm là các phương tiện đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi. Chụp PET hay PET/CT đã được sử dụng nhiều trên thế giới nay đang từng bước được phát triển ở Việt Nam. Mỗi một phương tiện chẩn đoán hình ảnh đều có giá trị riêng của nó, trong đó chụp CLVT đóng vai trò chủ đạo trong chẩn đoán UTP. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ được áp dụng trong điều trị ung thư phổi nhưng tỷ lệ sống sau 5 năm trung bình của bệnh vẫn còn thấp, xấp xỉ 15%. Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giai đoạn bệnh là yếu tố có giá trị nhất trong điều trị và tiên lượng bệnh. Các bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn hoặc phối hợp bằng phẫu thuật cắt thùy phổi giúp cải thiện thời gian sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, các bệnh nhân UTP ở Việt Nam phần lớn được phát hiện và chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Ngoài lý do chủ quan là nhận thức của người bệnh về UTP còn chưa đầy đủ thì vấn đề chẩn đoán, đặc biệt là chẩn đoán sớm cho người bệnh của các nhà chuyên môn cũng là một trong những vấn đề cần phải quan tâm. Cách nhận biết và đánh giá các đặc điểm hình ảnh CLVT UTP của các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh còn chưa thống nhất, chưa toàn diện. Việc đánh giá xâm lấn của UTP còn nhiều tranh cãi do thiếu tiêu chuẩn chẩn đoán đặc biệt trên nhóm BN không còn khả năng phẫu thuật. Hệ thống phân loại TNM UTP đầu tiên do bác sĩ Clifton Mountain đưa ra được AJCC chấp nhận năm 1973 và UICC (Union Internationale Contre le Cancer - Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế) thông qua năm 1974. Kể từ khi ra đời đến nay đã có 8 phiên bản được đưa ra. Phiên bản 8 là phiên bản mới nhất được AJCC giới thiệu vào năm 2017, sau đó chính thức được sử dụng từ năm 2018. Hiện nay phiên bản này đang được khuyến cáo sử dụng một cách chính thống trên toàn thế giới vì nó khắc phục được những tồn tại của các phiên bản trước, bao trùm được cho tất cả các type mô bệnh học và là cơ sở dữ liệu chuẩn, thống nhất cho những nghiên cứu về UTP trên toàn cầu. Ở Việt nam hiện nay việc áp dụng phiên bản này trong thực hành lâm sàng UTP còn chưa phổ biến. Vì những lý do kể trên, chúng tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh ung thư phổi trên chụp CLVT đa dãy lồng ngực. 2. Phân loại giai đoạn ung thư phổi theo AJCC phiên bản 8 và nhận xét vai trò của chụp CLVT đa dãy lồng ngực trong đánh giá giai đoạn ung thư phổi.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1609
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1034.pdf
  Restricted Access
2.35 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.