Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1606
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN THỰC TẾ Ở NỮ HỌC SINH LỚP 10 – 11 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA NĂM 2018
Authors: ĐĂNG THỊ, HẠNH
Advisor: Trần Thúy, Nga
Lê Thị, Hương
Keywords: Dinh dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Thiếu dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng và có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở các nước đang phát triển. Hậu quả của thiếu dinh dưỡng thường ảnh hưởng tới nhiều thế hệ [1]. Sự phát triển và tăng trưởng của mỗi con người bị chi phối bởi di truyền và môi trường sống mà trong đó có dinh dưỡng và bệnh tật là hai yếu tố có tác động rất mạnh, đặc biệt ở giai đoạn cơ thể đang phát triển nhanh [2]. Những nghiên cứu trước đây thường tập trung vào đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, bà mẹ có thai và cho con bú, trong khi đó dữ liệu về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe học đường của nhóm nữ học sinh trung học phổ thông (PTTH) còn hạn chế. Đây là thời kỳ mà các em bước vào tuổi vị thành niên, là nhóm dễ bị tổn thương về dinh dưỡng do phải đối mặt với nhiều trở ngại về dinh dưỡng như nhu cầu tăng cao trong giai đoạn phát triển mạnh các đặc tính thứ phát và có kinh nguyệt, cùng với một số đặc điểm sinh lý đặc trưng, nên lối sống và mô hình ăn uống bất lợi về dinh dưỡng, ít quan tâm tới sức khỏe. Dinh dưỡng trong độ tuổi này đóng vai trò rất quan trọng vì dinh dưỡng tác động đến sức khỏe, nhận thức và do đó ảnh hưởng đến thành tích học tập [3, 4]. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng là do chế độ ăn không đầy đủ và bất hợp lý, phối hợp với bệnh nhiễm khuẩn. Những trẻ em bị suy dinh dưỡng thường ảnh hưởng đến kết quả học tập, sự phát triển về thể chất kém và khi trưởng thành là những người lao động yếu đuối. Đặc biệt ở trẻ nữ sẽ rất dễ trở thành những người mẹ bé nhỏ ảnh hưởng lớn đến sức lao động xã hội và chất lượng thế hệ tương lai [5, 6]. Việc điều trị suy dinh dưỡng cho các đối tượng này rất phức tạp và tốn kém, làm tổn thất rất lớn đến kinh tế của gia đình và xã hội [6]. Đánh giá và cải thiện dinh dưỡng không chỉ thực hiện đối với trẻ em trong những năm đầu đời mà cần liên tục cho đến khi trẻ trưởng thành và cả người lớn [3]. Đặc biệt tác động lên đối tượng nữ vị thành niên là rất cần thiết và có hiệu quả từ đó có thể giảm bớt gánh nặng do điều trị suy dinh dưỡng ở nhóm trẻ nhỏ do những nữ vị thành niên này. Lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là 15-18 tuổi (học sinh trung học phổ thông) là giai đoạn có nhiều thay đổi trong cuộc đời về phát triển thể lực và dậy thì, ở giai đoạn này chiều cao và cân nặng của trẻ tăng nhanh và cần khẩu phần ăn thích hợp để phát triển cơ thể. Nếu giải quyết tốt những vấn đề dinh dưỡng cho nữ vị thành niên đặc biệt lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, một số rối loạn dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời có khả năng cũng được khắc phục [7]. Huyện Lang Chánh – tỉnh Thanh Hóa là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tình trạng dinh dưỡng của nữ học sinh lứa tuổi phổ thông trung học (15-18 tuổi) tại địa phương. Do vậy, câu hỏi được đặt ra là thực trạng suy dinh dưỡng cũng như thừa cân béo phì, khẩu phần thực tế của nữ học sinh 15-18 tuổi tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa hiện nay như thế nào và có những yếu tố nào liên quan? để trả lời cho câu hỏi trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế ở nữ học sinh lớp 10 – 11 tại trường trung học phổ thông huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa năm 2018” nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nữ học sinh lớp 10 – 11 tại trường THPT huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa năm 2018 2. Mô tả khẩu phần ăn thực tế của nữ học sinh lớp 10 – 11 tại trường THPT huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa năm 2018
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1606
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1031.pdf
  Restricted Access
1.87 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.