Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1601
Title: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Authors: HOÀNG THỊ, BẮC
Advisor: Lưu Tuyết, Minh
Keywords: Điều dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ở Việt Nam nhóm tuổi thanh niên từ 16 tới 30 tuổi có khoảng 6,1 triệu người1 và khoảng 31,5% trong cơ cấu dân số- chiếm tỉ lệ cao nhất khu vực châu Á2. Thanh niên Việt Nam hiện nay đang có những thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm về tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình…bằng chứng thực tế là họ thể hiện quan hệ tình yêu tự do và cởi mở hơn so với các thế hệ trước trong rất nhiều vấn đề và đặc biệt là quan hệ trước hôn nhân3. Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS) và chăm sóc SKSS như có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, tệ nạn ma túy, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)4. Theo điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân đang tăng, có đến 44% thanh thiếu niên chấp nhận tình dục trước hôn nhân và độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm trung bình 18,1 tuổi 2, 5. Theo Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Việt Nam cũng là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2 – 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó khoảng 20% là thuộc lứa tuổi vị thành niên/thanh niên (VTN&TN)6. Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ y tế, số người nhiễm mới HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 20-29 (30%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (58%)7. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do sự hiểu biết chưa đúng và đầy đủ về kiến thức, thái độ và thực hành của VTN&TN về SKSS nói chung và các biện pháp tránh thai (BPTT) nói riêng5. Nhiều nghiên cứu lớn trên các quốc gia đã khẳng định kiến thức, thái độ, hành vi đúng về các BPTT hiện đại trong quan hệ tình dục (QHTD) giúp tránh được có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và STDs 8. Ở Việt Nam, theo thống kê có 40% thanh thiếu niên cho biết rằng họ không hiểu gì về các biện pháp tránh thai9. Nghiên cứu trên sinh viên 6 trường Đại học/Cao đẳng của Hà Nội thấy rằng tỉ lệ sinh viên có kiến thức và thái độ tốt về các BPTT rất thấp chỉ có 10,1% và 10,5%10. Điều này cho thấy kiến thức, thái độ của lứa tuổi VTN về SKSS nói chung và các biện pháp tránh thai nói riêng còn thiếu và yếu. Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương là một trong những ngôi trường trọng điểm quốc gia về đào tạo Điều dưỡng theo năng lực và cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao cho ngành y tế. Sinh viên Điều Dưỡng của trường vừa mang đặc điểm chung của giới trẻ Việt Nam vừa là nguồn nhân lực tương lai của ngành y tế. Trong tương lai, với vai trò là nhân viên y tế, Điều dưỡng có trách nhiệm và nghĩa vụ tư vấn, giáo dục sức khỏe cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về SKSS nói chung và BPTT nói riêng giúp cộng đồng tăng cường hiểu biết về các BPTT từ đó thay đổi hành vi và giúp giảm tỉ lệ có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và STDs. Do vậy vấn đề giáo dục và tích lũy kiến thức cho sinh viên Điều dưỡng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào khảo sát về kiến thức, thái độ của sinh viên Điều Dưỡng về các BPTT tại trường. Để biết được thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên Điều dưỡng về các BPTT và góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình đào tạo Điều dưỡng tại trường chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai của sinh viên Điều Dưỡng trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương” với các mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kiến thức, thái độ về các BPTT của sinh viên Điều Dưỡng trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về các BPTT của sinh viên Điều Dưỡng trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1601
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1025.pdf
  Restricted Access
1.72 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.