Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1594
Title: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG VITAMIN K TRONG DỰ PHÒNG TẮC MẠCH Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH
Authors: PHAN KIM, HƯƠNG
Advisor: Trần Song, Giang
Keywords: Điều dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến trên lâm sàng, uớc tính tỉ lệ hiện mắc rung nhĩ là 0,4%- 1% trên toàn thế giới, tăng theo tuổi 1, 2. Trong năm 2010, có 5,2 triệu người ở Hoa Kỳ bị mắc rung nhĩ và ước tính 12,1 triệu người sẽ mắc vào năm 2030 3. Ở Liên minh Châu Âu, số lượng mắc rung nhĩ ở người lớn > 55 tuổi là khoảng 8,8 triệu người trong năm 2010 và được dự đoán sẽ tăng lên 17,9 triệu vào năm 2060 4. rung nhĩ gắn liền với sự gia tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Tỉ lệ tử vong ở người bệnh rung nhĩ gần gấp đôi so với người bệnh có nhịp xoang bình thường và có mối liên quan với các bệnh tim tiềm ẩn 5. Thống kê cho thấy người bệnh mắc rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Tỷ lệ đột quỵ do rung nhĩ tăng mạnh từ 1,5% (50 - 59 tuổi) lên 23,5% (80 - 89 tuổi) 5. Rung nhĩ làm hạn chế lưu chuyển của dòng máu, khiến cho máu bị ứ lại trong tâm nhĩ, qua đó hình thành các cục máu đông. Khi các cục máu đông rời khỏi nhĩ trái sẽ gây huyết khối hệ thống tới các cơ quan 6. Chính vì vậy để phòng ngừa biến chứng huyết khối, tắc mạch thì điều trị chống đông cần chỉ định cho tất cả các trường hợp rung nhĩ ngoại trừ trường hợp rung nhĩ đơn độc, rung nhĩ không có bệnh lý tim mạch thực thể kèm theo ở người bệnh dưới 60 tuổi hoặc có chống chỉ định dùng thuốc chống đông máu 7. Việc sử dụng các thuốc chống đông đã được chứng minh làm giảm có ý nghĩa nguy cơ đột quỵ hoặc thuyên tắc mạch hệ thống ở người bệnh rung nhĩ 8. Tại Việt Nam, thuốc kháng vitamin K (VKA) là nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến để phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống trong bệnh van hai lá hậu thấp, ở người bệnh rung nhĩ, ngừa huyết khối van tim nhân tạo và phòng ngừa cấp hai thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 9. Hiệu quả trong phòng và điều trị huyết khối là rõ ràng. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc VKA là khởi phát tác dụng chậm, cách theo dõi phức tạp, khoảng điều trị hẹp và hiệu quả của thuốc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự tuân thủ điều trị, tương tác thuốc, chế độ ăn uống, các bệnh nội khoa phối hợp…nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ gặp biến chứng là khá cao 10, 11. Xét nghiệm tỉ lệ chuẩn hóa quốc tế (International Normalized Ration) được xem là xét nghiệm chuẩn để đánh giá hiệu quả của chống đông bằng thuốc kháng vitamin K 9, 12. Mục tiêu điều trị là điều chỉnh liều thuốc VKA để đảm bảo ngưỡng INR cần đạt (2,5 – 3,5) đối với người mang van tim nhân tạo cơ học và từ 2-3 trong những trường hợp còn lại) 9 . Tuy nhiên,việc duy trì INR trong một khoảng ổn định là một việc rất khó khăn, INR có thể dao dộng (dù liều thuốc VKA không đổi) do những thay đổi lượng vitamin K trong khẩu phần ăn, do tương tác với các loại thuốc khác, do thay đổi chức năng gan, thận..hoặc do người bệnh không tuân thủ điều trị. Một nghiên cứu của C.Ferguson và cộng sự (2015) cho thấy khoảng 40-60 % người bệnh không dùng thuốc theo đúng chỉ định 13. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, các người bệnh có sử dụng thuốc chống đông thường được hẹn tái khám 1 tháng 1 lần. Kết quả xét nghiệm INR cho thấy có nhiều người bệnh rung nhĩ không đạt được hiệu quả thuốc chống đông (không đạt liều hoặc quá liều thuốc) do nhiều nguyên nhân. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình và sự tuân thủ dùng thuốc (TTDT) chống đông của người bệnh rung nhĩ là rất quan trọng. Tại Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc VKA ở các đối tượng bệnh nhân tim mạch, bệnh van tim… nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về thực trạng tuân thủ điều trị thuốc VKA ở đối tượng người bệnh rung nhĩ. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng vitamin K trong dự phòng tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng hiểu biết và tuân thủ điều trị thuốc kháng vitamin K ở bệnh nhân rung nhĩ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2020. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị thuốc kháng vitamin K ở các bệnh nhân này. 
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1594
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1015.pdf
  Restricted Access
1.74 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.