Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1589
Title: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO SAU MỘT BÓ KỸ THUẬT TẤT CẢ BÊN TRONG TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN
Authors: HỒ NGỌC, MINH
Advisor: Trần Trung, Dũng
Đỗ Văn, Minh
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đứt dây chằng chéo sau (DCCS) chiếm từ 2 – 23% 1 tổng số các chấn thương khớp gối, tuy không phổ biến như đứt dây chằng chéo trước (DCCT), nhưng đây cũng là thương tổn hay gặp trong chấn thương khớp gối. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông và chấn thương thể thao. DCCS đóng vai trò quan trọng trong vận động khớp gối, có tác dụng chống lại sự di lệch ra sau của mâm chày, kết hợp với các thành phần khác giúp giữ vũng khớp gối trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như trong các hoạt động thể thao đòi hỏi cường độ vận động cao. Cơ chế tổn thương DCCS thường là trực tiếp, do lực tác động mạnh vào mặt trước mâm chày, làm cho mâm chày di lệch ra sau quá mức so với lồi cầu đùi. Trước đây, trên thế giới, chỉ định phẫu thuật trong đứt DCCS đơn thuần ít được quan tâm vì các tác giả cho rằng khi đứt DCCS đơn thuần, chỉ cần tập luyện làm tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi sẽ chống được sự di lệch ra sau của mâm chày. Nghiên cứu của các tác giả Dany và Pusey (1982)2, Clancy W.G. (1983)3, Keller 4, Kim MK, Park MK (2000)5, cho thấy phẫu thuật tái tạo DCCS cho kết quả không tốt hơn điều trị bảo tồn. Tuy vậy, các nghiên cứu cũng cho thấy có những tổn thương đứt DCCS đơn thuần, nhiều trường hợp dù đã qua quá trình luyện tập cơ bản, nhưng độ di lệch của mâm chày ra sau vẫn lớn, bệnh nhân thấy lỏng gối, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Dựa vào các nghiên cứu thử nghiệm ban đầu trên khỉ, năm 1983 Clancy W.G đã trình bày phương pháp phẫu thuật tái tạo DCCS sử dụng mảnh ghép gân bánh chè cố định qua 2 đường hầm đùi và chày tại vị trí điểm bám giải phẫu của DCCS. Đây được xem là kỹ thuật kinh điển, cơ sở cho sự phát triển phẫu thuật tái tạo DCCS. Các nghiên cứu sau này của Seikya (2003)6, Hermans (2009)7, Wang (2018)8 … cho thấy kết quả sau phẫu thuật có cải thiện rõ rệt. Về cơ bản, phẫu thuật tạo hình DCCS có 2 trường phái kỹ thuật: Tạo hình DCCS gắn diện bám chày và tạo hình DCCS đường hầm xuyên chày. Trên nền tảng của 2 kỹ thuật này, kết hợp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển của dụng cụ phẫu thuật nội soi khớp gối và các phương tiện cố định mảnh ghép, nhiều kỹ thuật biến thể đã được phát triển và ứng dụng. Gần đây nhất, kỹ thuật tái tạo DCCS tất cả bên trong đã được giới thiệu và áp dụng với nhiều ưu điểm: không cần dùng mảnh ghép có chiều dài lớn hay mảnh ghép có nút xương, chủ động điều chinh kích thước mảnh ghép với nguồn gân tự thân, khoan đường hầm ngắn hạn chế được mất xương … Tuy vậy, kỹ thuật tái tạo DCCS tất cả bên trong cũng có một số thách thức nhất định đòi hỏi phẫu thuật viên cần nắm vững giải phẫu của DCCS cũng như kỹ thuật mổ. Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm tổn thương DCCS trên lâm sàng và cận lâm sàng, cũng như đóng góp góc nhìn mới về kết quả phẫu thuật bằng phương pháp mới – tất cả bên trong, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo sau một bó kỹ thuật tất cả bên trong tại bệnh viện Xanh Pôn” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh nhân đứt DCCS tại bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn 2015 – 2018. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS một bó kỹ thuật tất cả bên trong tại bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn 2015 – 2018.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1589
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1007.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.