Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1581
Title: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO CON CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ NGHĨA ĐẠO, HUYỆN THUẬN THÀNH, BẮC NINH NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: NGUYỄN THỊ, HƯƠNG
Advisor: Lê Thị, Tài
Keywords: Y học dự phòng
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Kháng sinh đã được đưa vào sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng cho đến nay vấn đề sử dụng kháng sinh hợp lý vẫn đang là một thách thức lớn của toàn thế giới. Thuật ngữ "đề kháng kháng sinh" đã trở nên quen thuộc trong điều trị nhiễm khuẩn. Nhiều nghiên cứu tiến hành trên thế giới và Việt Nam cho thấy đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc và tỷ lệ kháng thuốc đang tăng dần theo thời gian [1],[2]. Hiện nay với tình trạng sử dụng kháng sinh (SDKS) quá rộng rãi ngoài cộng đồng cũng như trong bệnh viện khiến tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã tăng lên đến mức báo động [3]. Sự kháng thuốc không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế mỗi nước. Điều này là do phải tăng thời gian điều trị, tăng chi phí cho y tế vì phải tăng liều dùng, SDKS thế hệ mới và bệnh nhân phải chấp nhận các phản ứng có hại của kháng sinh nhiều hơn. Ngoài ra, việc tỷ lệ kháng kháng sinh (KKS) ngày càng gia tăng đã giới hạn các lựa chọn trong điều trị để điều trị các bệnh nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm [4]. Tại Việt Nam, báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001 – 2002 cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi bị ốm trong vòng bốn tuần tại hộ gia đình là trên 50%, tỷ lệ không sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ là 3%, tự mua thuốc điều trị chiếm tới 66,5% số đợt ốm của trẻ [5]. Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc nước ta cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn. Có đến 88% nhà thuốc thành thị và 91% nhà thuốc ở nông thôn bán thuốc kháng sinh không có đơn. Một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng kháng thuốc kháng sinh như trên là do nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng thuốc còn hạn chế, người dân tự ý SDKS ngay cả khi không có chỉ định [1], [6]. Năm 2018, theo báo cáo tổng kết của Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành: Tổng số lượt khám chữa bệnh trên địa bàn huyện là 226.306 lượt, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi 16.153 lượt khám. Trạm Y tế xã Nghĩa Đạo là một trong các xã có số lượt khám chữa bệnh và tỉ lệ lượt khám trẻ dưới 6 tuổi khá cao (là 2.743 lượt và trẻ em dưới 6 tuổi là 966 lượt, chiếm 35,2%) [7]. Trên địa bàn xã Nghĩa Đạo hiện có 01 đơn vị khám chữa bệnh là Trạm Y tế (TYT) xã và 03 cơ sở bán thuốc tư nhân, tuy nhiên không có tủ thuốc kinh doanh tại trạm [8]. Qua khảo sát đánh giá về tiền sử dùng thuốc chúng tôi nhận thấy gần 70% số trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại TYT đã được sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà trước đó. Trước thực trạng trên một số câu hỏi được đặt ra: Việc sử dụng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi ở cộng đồng như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý cho trẻ em dưới 5 tuổi? Làm thế nào để tăng cường việc sử dụng kháng sinh cho trẻ em dưới 5 tuổi một cách an toàn và hợp lý tại cộng đồng? Để có bằng chứng khoa học về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh cũng như giúp Trung tâm Y tế huyện quản lý giám sát việc SDKS cho con của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Thuận Thành, từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe phù hợp trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Thực trạng sử dụng kháng sinh cho con của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan”, với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh cho con của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng kháng sinh cho con của các bà mẹ được nghiên cứu tại xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1581
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
19THS1068.pdf
  Restricted Access
1.57 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.