Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1576
Title: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của bệnh nhân ngộ độc nặng có thở máy tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai
Authors: LÊ THỊ HƯƠNG, GIANG
Advisor: HÀ TRẦN, HƯNG
Keywords: Điều dưỡng
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Theo số liệu của WHO, trong năm 2012 ước tính khoảng gần 200 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới do ngộ độc. Trong số người bệnh tử vong do ngộ độc cấp, 84% xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [1]. Theo Hiệp hội các Trung tâm chống độc Hoa Kỳ, năm 2013 có hơn 2 triệu trường hợp ngộ độc, với tỉ lệ là 6,8/1000 dân [2]. Ở nước ta, theo một thống kê của Bộ y tế năm 1998 tỉ lệ ngộ độc còn cao ước tính có khoảng 80 ca ngộ độc/100.000 dân với tỉ lệ tử vong do ngộ độc cấp là 10 - 12% [3]. Tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, năm 2000 có 740 trường hợp và gần đây có tới hơn 4000 trường hợp ngộ độc hàng năm [4]. Trong số các người bệnh nhập viện do ngộ độc cấp, số người bệnh ngộ độc nặng là trên 10% [4]. Người bệnh ngộ độc nặng thường có đặc điểm chung là không tự ăn được, cần nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch, thường có tổn thương tạng, tổn thương đường tiêu hóa, một số được điều trị bằng các biện pháp tẩy độc qua đường tiêu hóa, nhiều người bệnh nghiện rượu, nghiện ma túy, trầm cảm kéo dài… Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) ở người bệnh ngộ độc nặng. Suy dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện là một vấn đề thường gặp nhưng còn ít được chú ý [5],[6],[7]. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng suy dinh dưỡng tăng nguy cơ biến chứng và tử vong. Suy dinh dưỡng của người bệnh nội trú chiếm tỉ lệ 30 - 50% [8],[9], tỉ lệ này cao hơn ở người bệnh nặng, từ 38 - 78% [10]. Lý do bao gồm: sự hiểu biết và thực hành giám sát can thiệp dinh dưỡng kém, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh trong thời gian nằm viện, nhiều người bệnh tiếp tục bị SDD trong thời gian nằm viện [11],[12]. Suy dinh dưỡng làm tăng các biến chứng, ảnh hưởng đến diễn biến lâm sàng và kết quả điều trị, làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm sức cơ hô hấp, tăng tỉ lệ nhiễm trùng [13], kéo dài thời gian thở máy, kéo dài thời gian nằm viện [14], [15], tăng chi phí điều trị [16], [17].Vì vậy, điều quan trọng là sàng lọc và chẩn đoán sớm suy dinh dưỡng để sớm can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh ngộ độc nặng [18]. Sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh nặng để đưa ra chỉ định can thiệp phù hợp, làm tăng khả năng điều trị, giảm thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ biến chứng và giảm chi phí điều trị [19]. Để cải thiện tình trạng SDD ở người bệnh ngộ độc nặng có thở máy nhập viện, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của người bệnh ngộ độc nặng có thở máy tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai" với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ngộ độc nặng có thở máy tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của người bệnh ngộ độc nặng có thở máy tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1576
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
19THS1052.pdf
  Restricted Access
1.5 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.