Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1567
Title: KHẢO SÁT CHIỀU DÀY LỚP SỢI THẦN KINH QUANH ĐĨA THỊ TRÊN MẮT CẬN THỊ Ở TRẺ EM
Authors: MA DOÃN, THUYẾT
Advisor: VŨ THỊ BÍCH, THUỶ
Keywords: Nhãn khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Cận thị là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới. Theo nghiên cứu của Lam và cộng sự (2012), tỷ lệ cận thị trên -0,50 D ở nhóm trẻ em 6 tuổi tại Hong Kong là 18,3%, nhóm 12 tuổi là 61,5%. Tỷ lệ cận thị cao trên -6.00D là 1,8%, tăng từ 0,7% ở nhóm 6 tuổi lên 3,8% ở nhóm 12 tuổi 1. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,6 tỷ người mắc cận thị, ước tính sẽ tăng lên khoảng 2,5 tỷ người vào năm 2020 2. Ước tính đến năm 2050 sẽ có 4758 triệu người bị cận thị (49,8% dân số thế giới) và 938 triệu người cận thị cao (9,8% dân số thế giới) 3. Ở các nước Châu Á, tốc độ tăng cận thị nhanh hơn lên đến 90% thanh niên ở Đài Loan, Singapore và Hồng Kông bị cận thị. Cận thị đang tăng lên ở những người trẻ tuổi, tỷ lệ hiện mắc tăng từ 5,8% năm 1983 lên 21% năm 2000 ở trẻ em 7 tuổi tại Đài Loan 4. Tỷ lệ cận thị ở thanh niên tại khu vực Đông Á năm 2016 chiếm tới 80 - 90% 2. Cận thị, đặc biệt là cận thị cao gây ra nhiều thay đổi về cấu trúc, chức năng của mắt và là nguyên nhân gây giảm thị lực đứng thứ 2 trên thế giới. Khoảng một phần năm dân số cận thị có độ cận thị cao (≥ 6.00 D) dẫn đến giảm thị lực và có thể gây ra các biến chứng như bong võng mạc, đục thể thuỷ tinh, glôcôm góc mở, thoái hoá hoàng điểm do cận thị và thoái hoá võng mạc chu biên 5. Nghiên cứu của Mitchell và cộng sự (2010) cho thấy glôcôm có ở 4,2% mắt cận thị thấp và 4,4% mắt có cận thị từ trung bình đến cao so với 1,5% mắt không có cận thị 6. Vì vậy, việc phát hiện các bệnh lý kết hợp có ý nghĩa quan trọng trong dự phòng mù loà trên mắt cận thị, đặc biệt là trên trẻ em vì trẻ em là đối tượng ít có khả năng phát hiện sớm glôcôm bằng các xét nghiệm đặc hiệu như làm thị trường,.. Đã có một số nghiên cứu về đánh giá sự thay đổi lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị, trục nhãn cầu trên mắt cận thị ở trẻ em, mối liên quan giữa nhãn áp và cận thị. Theo Kim và cộng sự 7 (2012) có 43% mắt cận thị có sự thay đổi về độ nghiêng của đĩa thị (ONH), teo mỏng lớp sợi thần kinh và sự thay đổi chủ yếu ở trẻ em từ 7 đến 9 tuổi 7. Kết quả nghiên cứu của Tham và cộng sự (2015) cho thấy mắt có cận thị trung bình đến cao (> 3D) với nhãn áp cao (≥ 20 mmHg) thì có khả năng bị glôcôm góc mở cao hơn gấp 4,27 lần so với mắt không cận thị và nhãn áp < 20 mmHg. Mắt có trục nhãn cầu dài ≥ 25,5 mm và nhãn áp cao (≥ 20 mmHg) có khả năng bị glôcôm góc mở cao hơn gấp 16,22 lần so với mắt có trục nhãn cầu ngắn < 23,5 mm và nhãn áp < 20 mmHg 8. Nghiên cứu của Ahn và cộng sự (2020) cho thấy trẻ em cận thị có tỷ số C/D rộng thì có độ dày RNFL mỏng hơn nhóm chứng (95,28 ± 10,25µm và 97,83 ± 17,6 µm) 9. Ở Việt Nam, Ngô Thị Lan 10 (2016) nghiên cứu về đặc điểm OCT đĩa thị - hoàng điểm trên mắt cận thị nhưng đối tượng là người lớn (≥ 16 tuổi). Trên thực tế lâm sàng chúng tôi cũng thấy có những đặc điểm khác biệt về đáy mắt trên mắt cận thị ở trẻ em. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát chiều dày lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị trên mắt cận thị ở trẻ em” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát chiều dày lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị trên mắt cận thị ở trẻ em. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị trên mắt cận thị ở trẻ em.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1567
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0374.pdf
  Restricted Access
1.75 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.