Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1565
Title: | CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺ HEN PHẾ QUẢN TỪ 8 ĐẾN 12 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG |
Authors: | NGUYỄN THỊ, THU |
Advisor: | NGUYỄN THỊ DIỆU, THÚY |
Keywords: | Nhi khoa – Hô hấp |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Hen phế quản (HPQ) là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân buộc trẻ phải nghỉ học nhiều ngày. Có tới 40% trẻ em bị hen phế quản phải nghỉ học mỗi khi có cơn hen cấp, trung bình trẻ bị hen phải nghỉ học khoảng 10 – 15 ngày mỗi năm1. Tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong do hen phế quản ở trẻ em ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của ô nhiễm môi trường ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo GINA 2020, bệnh hen ảnh hưởng đến khoảng trên 300 triệu người trên toàn thế giới. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, với tỷ lệ tăng cao ở nhiều nước đang phát triển2. Hàng năm tỷ lệ mắc mới của hen phế quản là khoảng 20 – 25%3. Trẻ hen phế quản thường hạn chế khả năng học tập, vui chơi, sinh hoạt so với trẻ khỏe mạnh do các triệu chứng của bệnh. Một số trẻ tỏ ra bi quan, chán nản vì bệnh tật, không theo kịp bạn bè, mặc cảm cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình, chất lượng cuộc sống giảm sút. Tỷ lệ mắc HPQ tăng lên cũng làm tăng chi phí điều trị và gia tăng gánh nặng cho người bệnh và cộng đồng. Trong y học hiện đại, chất lượng cuộc sống (CLCS) là một trong các tiêu chí cần hướng tới khi quản lý, điều trị các bệnh mạn tính. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HrQoL) ở trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe. Đánh giá HrQoL có ý nghĩa hơn khi liên quan tới người bệnh nhằm xác định mức độ mà điều kiện y tế hoặc điều trị tác động đến cuộc sống của cá nhân một cách đúng đắn nhất. Ở bệnh nhân mắc hen, HrQoL cung cấp những thông tin mô tả khách quan và toàn diện ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của trẻ bị HPQ cũng như hiệu quả điều trị4. Từ đó góp phần đưa ra những can thiệp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng điều trị giúp cải thiện CLCS ở trẻ em. Thang đo CLCS liên quan đến sức khỏe gồm 2 loại là thang đo tổng quát và thang đo chuyên biệt. Thang đo tổng quát giúp đánh giá HrQoL đa chiều với những khía cạnh về thể chất, tâm thần và xã hội. Thang điểm đánh giá HrQoL chung cho trẻ em phiên bản 4.0 (Pediatric Quality of Life Inventory version 4.0 Generic Core Scales – PedsQL™ 4.0) của Varni JW và cộng sự là một bộ công cụ được thiết kế năm 2001, đáp ứng tiêu chí đánh giá CLCS tổng quát này. Bộ công cụ PedsQLTM 4.0 đã được xác định tính hiệu quả và độ tin cậy ở cả trẻ khỏe mạnh và trẻ bị bệnh mạn tính5. Tuy nhiên, mỗi bệnh mạn tính có các triệu chứng và phương pháp điều trị riêng, sẽ ảnh hưởng đến CLCS của trẻ với các đặc điểm khác nhau. Việc đánh giá HrQoL một cách toàn diện trên những trẻ mắc các bệnh mạn tính đòi hỏi sự ra đời một bộ công cụ ưu việt hơn, đặc thù để phù hợp với từng bệnh mạn tính. Vì thế năm 2004, Varni đã thiết kế bộ công cụ PedsQL™ 3.0 với phiên bản đánh giá HrQoL riêng cho các bệnh mạn tính ở trẻ em trong đó có bệnh hen phế quản (Pediatric Quality of Life Inventory version 3.0 Asthma Module - PedsQL™ 3.0 AM)6. Tại Việt Nam, một số đề tài đã áp dụng bộ công cụ PedsQL™ 3.0 để đánh giá HrQoL trên bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính, tuy nhiên chưa có đề tài nào áp dụng bộ công cụ này trên trẻ mắc HPQ. Vì vậy tôi thực hiện đề tài “Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ hen phế quản từ 8 đến 12 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ hen phế quản từ 8 đến 12 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ hen phế quản. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1565 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0372.pdf Restricted Access | 2.7 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.