Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1564
Title: | NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP PHÂN MÁU Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG |
Authors: | NGUYỄN THỊ MAI, HƯƠNG |
Advisor: | NGUYỄN THỊ VIỆT, HÀ |
Keywords: | Nhi - Tiêu hóa |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Tiêu chảy cấp là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao đứng hàng thứ hai sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 1,7 tỷ trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 525.000 trẻ chết vì bệnh này1. Tại các nước đang phát triển, trẻ em dưới 5 tuổi có thể mắc 10 đợt tiêu chảy/trẻ/năm, tần suất mắc tiêu chảy trung bình là 3 - 4 đợt/trẻ/năm và 80% là ở trẻ dưới 2 tuổi2. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, là gánh nặng về kinh tế, sức khoẻ và các vấn đề xã hội đặc biệt ở các quốc gia nghèo hoặc đang phát triển trong đó có Việt Nam3. Tiêu chảy cấp phân máu chiếm 9 - 15% trong số các trẻ tiêu chảy4. Các tác nhân như E. histolytica, Shigella, Salmonella và E. coli là các tác nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp phân máu, đặc biệt ở các nước đang phát triển5. Tỷ lệ tử vong do tiêu chảy cấp có máu chiếm 12 -28% trong số các trẻ tiêu chảy ở 7 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình6. E. coli là nguyên nhân gây bệnh ở 53% các trường hợp tiêu chảy phân máu ở trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi7. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phan Lương tại Bệnh viện Nhi Trung ương trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn chiếm 11,13% trong số 602 trẻ mắc tiêu chảy cấp8. Việc phân lập các tác nhân gây bệnh khá khó khăn trong các nghiên cứu trên trẻ em. Trong số 42 trường hợp tiêu chảy kéo dài nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương Nguyễn Thanh Tâm không xác định được vi khuẩn gây bệnh dựa trên kết quả nuôi cấy9. Kiểm soát tiêu chảy cấp phân máu ngày càng khó khăn hơn do tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng. Nghiên cứu của Nguyễn Phước Chưởng cho thấy có 52% E. Coli kháng ciprofloxacin7. 69% E. Coli kháng Ciprofloxacin và Cefotaxim được ghi nhận trong nghiên cứu của Bùi Thị Phương Thắm10. Tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tiêu chảy phân máu là triệu chứng nhập viện khá thường gặp nhưng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề trên và để hiểu hơn về tình hình tiêu chảy cấp phân máu, hiệu quả điều trị của các phác đồ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, từ đó tạo tiền đề cho chúng tôi xây dựng quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu chảy tại bệnh viện đa khoa tuyến thành phố chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét kết quả điều trị tiêu chảy cấp phân máu ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang ” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy cấp phân máu ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. 2. Nhận xét kết quả điều trị tiêu chảy cấp phân máu ở trẻ em theo phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1564 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0371.pdf Restricted Access | 1.58 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.