Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1562
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TĂNG ACID URIC MÁU KHÔNG TRIỆU CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI TRÊN 40 TUỔI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Authors: PHẠM THU, HẰNG
Advisor: NGUYỄN THỊ NGỌC, LAN
Keywords: Nội xương khớp
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Acid uric máu là sản phẩm cuối cùng của chuỗi chuyển hoá nhân purin. Trong điều kiện sinh lý bình thường, acid uric hoạt động tương tự như một chất chống oxy hoá trong cơ thể chống lại quá trình thoái hoá.1–3 Acid uric máu hạ thấp đã được báo cáo liên quan đến tổn thương thận cấp do tập luyện gắng sức, nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu4 và liên quan đến các tổn thương thoái hoá myelin của hệ thần kinh trung ương.5 Ngược lại, tăng acid uric máu cũng gây nên những tác động không nhỏ với cơ thể. Cơ thể con người là một trong số ít loài sinh vật có men uricase không hoạt động, dẫn đến kết quả của rối loạn chuyển hoá nhân purin là gây tăng acid uric máu. Tăng acid uric máu trong điều kiện nhất định sẽ kết tủa thành tinh thể mono sodium urat và gây tổn thương tại mô và các cơ quan tương ứng, trong đó bệnh gút là một minh chứng điển hình về hậu quả tăng acid uric máu.1,3 Tăng acid uric máu không chỉ là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh gút mà còn là yếu tố nguy cơ quan trọng của nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh thận mãn tính.2,6,7 Các bệnh rối loạn chuyển hoá (glucose, lipid hay nhân purin) thường đồng hành, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim, suy thận… Trong hai thập niên vừa qua, với sự gia tăng của tuổi thọ và thay đổi kinh tế - xã hội, thay đổi lối sống và chế độ ăn dẫn đến tỷ lệ người bị tăng acid uric và bệnh gút gia tăng rất nhanh. Theo một nghiên cứu thống kê toàn cầu được ACR công bố 2015 với số liệu từ 24 quốc gia, bệnh gút đang tác động đến 1-2% dân số toàn cầu, tỷ lệ tăng acid uric máu cũng có chiều hướng tăng lên và cao hơn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó cao nhất là quần đảo Marshall với 85% có tăng acid uric máu.8 Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê ở Bệnh viện Bạch Mai tỉ lệ mắc bệnh gút cũng tăng lên nhanh 6,1% trong giai đoạn 1991-1995 và 10,6% trong giai đoạn 1996-2000.9 Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Kiến Trung (2015) tỷ lệ tăng acid uric máu ở người trên 40 tuổi là 12,6%10 và gần đây tác giả Phạm Văn Tú (2020) báo cáo tỷ lệ tăng acid uric máu là 43,2% ở đối tượng nam giới dưới 40 tuổi.11 Cùng với đó, tình trạng tăng acid uric máu đã được chứng minh có liên quan đến nhiều bệnh lý rối loạn chuyển hoá và bệnh lý tim mạch. Một nghiên cứu lớn tại Nhật Bản trên 5890 đối tượng khoẻ mạnh được theo dõi dọc trong 5 năm, tăng acid uric máu có liên quan đến tăng tỷ lệ tăng huyết áp tích luỹ, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn tính và thừa cân/béo phì.12 Theo đó, tình trạng tăng acid uric máu đã trở thành thách thức lớn đối với sức khoẻ con người trong thế kỷ 21. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời tình trạng tăng acid uric máu góp phần giảm nguy cơ các bệnh lý chuyển hoá và biến cố tim mạch. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tăng acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới trên 40 tuổi khám tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm tăng acid uric máu không triệu chứng ở nam giới trên 40 tuổi khám tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng ở nam giới trên 40 tuổi khám tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. 
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1562
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0369.pdf
  Restricted Access
1.94 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.