Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1546
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM DẪN LƯU ĐƯỜNG MẬT QUA DA Ở BỆNH NHÂN U ĐƯỜNG MẬT
Authors: BÙI THỊ THU, HÀ
Advisor: TRẦN NGỌC, ÁNH
Keywords: Nội - Tiêu hóa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: U đường mật (Cholangio cellular carcinoma - CCC) thường là những khối u có tính chất ác tính và hiếm gặp, phát sinh từ các tế bào biểu mô của đường mật trong hoặc đường mật ngoài gan và đường mật phụ 1. Theo thống kê SEER năm 2012 CCC chỉ chiếm khoảng 3% trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa2,3,4. CCC là bệnh lý hiếm gặp tiên lượng xấu do bệnh tiến triển âm thầm và thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Phẫu thuật là khả năng duy nhất để điều trị triệt căn, nhưng chỉ có một tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn sớm có khả năng phẫu thuật, hoặc phải trì hoãn vì tắc mật nhiều làm ảnh hưởng đến chức năng gan của bệnh nhân. Trong các nghiên cứu, Noone AM Howlader (2015), Gulik (2012) đối với các bệnh nhân pCCC có chỉ định phẫu thuật đều thực hiện chọn dẫn lưu đường mật khi nồng độ bilirubin huyết thanh trên 171 µmol/L thì trì hoãn can thiệp phẫu thuật cho đến khi nồng độ huyết thanh thấp hơn 34-51,3 µmol/L2-9. Trong nghiên cứu của Kennedy TJ (2009) cho thấy những bệnh nhân có thể tích gan còn lại dự báo sau phẫu thuật < 30% thì cần dẫn lưu đường mật trước phẫu thuật giúp cải thiện chức năng gan10. Bên cạnh đó sau phẫu thuật vẫn có tỷ lệ tái phát và di căn tại chỗ hoặc di căn xa như di căn vào phúc mạc, di căn hạch…11,12. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân dCCC chưa có di căn hạch khoảng 38%, bệnh nhân đã có di căn hạch tỷ lệ sống là 5-10%13. CCC với đặc điểm tiến triển âm thầm, triệu chứng không đặc hiệu, chẩn đoán bệnh thường ở giai đoạn muộn, có tới 70-80% bệnh nhân CCC đến viện không còn khả năng phẫu thuật triệt căn14. Mặt khác với những CCC nằm ở vị trí giải phẫu khó khăn nên kết quả điều trị càng hạn chế. Điều trị CCC nói chung và dCCC nói riêng ở giai đoạn muộn còn nhiều khó khăn và thách thức, phần lớn bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng, trong đó dẫn lưu đường mật qua da hay dẫn lưu đường mật qua nội soi là phương pháp điều trị giảm tắc mật được ưu tiên hơn vì giúp cải thiện nhanh triệu chứng, và tỉ lệ thành công của thủ thuật này là 70-100%15,16. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh can thiệp phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây đã giúp cho các nhà lâm sàng tiêu hóa có thêm phương pháp lựa chọn cho bệnh nhân CCC không còn khả năng phẫu thuật hay chỉ định phẫu thuật trì hoãn. Chúng tôi đặt giả thuyết nghiên cứu: dẫn lưu đường mật có hiệu quả ra sao với sự phát triển mạnh mẽ của các chuyên ngành ở thế kỷ XXI, những bệnh nhân CCC nào có thể ưu tiên chọn lựa dẫn lưu đường mật hơn là một phẫu thuật triệt để. Đặc biệt là đối với bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật triệt căn, hay những bệnh nhân phải trì hoãn phẫu thuật do tắc mật nhiều. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả sớm dẫn lưu đường mật qua da ở bệnh nhân u đường mật” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân u đường mật. 2. Đánh giá kết quả sớm dẫn lưu đường mật qua da ở bệnh nhân u đường mật.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1546
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0353.pdf
  Restricted Access
1.89 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.