Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1544
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm Văn, Minh-
dc.contributor.authorLÊ HUY, CƯỜNG-
dc.date.accessioned2021-11-13T07:11:47Z-
dc.date.available2021-11-13T07:11:47Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1544-
dc.description.abstractĐột quỵ não là một vấn đề sức khỏe lớn của mọi quốc gia trên thế giới. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ não là một trong những bệnh lý hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch. Bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề, nhất là di chứng về vận động, trong đó di chứng làm giảm và mất vận động của chi trên chiếm tỉ lệ lớn. Khoảng 80% người sống sót sau đột quỵ biểu hiện suy giảm vận động liên quan đến chi trên. Mức độ vận động của chi trên là tương quan với các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày (ADL) cũng như sự tham gia hòa nhập vào xã hội sau đột quỵ [1],[2] Chính vì vậy, cải thiện chức năng vận động của chi trên là mục tiêu vô cùng quan trọng trong phục hồi chức năng sau đột quỵ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp hoạt động trị liệu nói chung cũng như phương pháp tập vận động cưỡng bức đang phổ biến được áp dụng hiện nay đòi hỏi bệnh nhân cần có những vận động chủ động một phần cổ tay và các ngón tay của tay bên liệt trong khi ưu điểm lớn nhất của phương pháp sử dụng găng tay robot là có thể áp dụng ngay cả khi tay bên liệt bị liệt hoàn toàn. Các hệ thống robot có nhiều đặc tính, như độ lặp lại cao, khả năng thực hiện một số lượng lớn các bài tập trong một phiên duy nhất và cường độ cao của đào tạo theo định hướng nhiệm vụ [3]. Phương pháp sử dụng găng tay robot đã được nhiều tác giả nghiên cứu áp dụng trên Thế giới và đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chức năng chi trên [4],[5]. Sau đột quỵ não, chức năng cánh tay và bàn tay bị suy yếu làm hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động của cuộc sống hàng ngày (ADL). Một trong những mục tiêu của phục hồi chức năng sau đột quỵ là lấy lại chức năng của cánh tay và bàn tay, vì đây là điều cần thiết để thực hiện chức năng sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập. Hầu hết các thiết bị robot được áp dụng trong thực hành lâm sàng cung cấp khả năng lựa chọn trong số bốn phương thức đào tạo: chủ động, hỗ trợ tích cực, thụ động và kháng trở nhằm mục tiêu cuối cùng là phục hồi chức năng vận động tay liệt [3]. Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương Thanh Hóa là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Bộ y tế, là cơ sở thực hành của Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, mỗi năm có hàng nghìn lượt bệnh nhân đột quỵ não điều trị phục hồi chức năng, trong nhiều năm qua đã liên tục thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh ĐQN trong đó có áp dụng kỹ thuật Găng tay robot Gloreha. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này cũng chưa được đánh giá đầy đủ. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não bằng Găng tay Robot Gloreha” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não bằng Găng tay Robot Gloreha. 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectPhục hồi chức năngvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHI TRÊN Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO BẰNG GĂNG TAY ROBOT GLOREHAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0351.pdf
  Restricted Access
2.22 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.