Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1543
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Phạm Văn, Minh | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN THỊ VIỆT, HÀ | - |
dc.date.accessioned | 2021-11-13T07:08:12Z | - |
dc.date.available | 2021-11-13T07:08:12Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1543 | - |
dc.description.abstract | Đột quỵ não (ĐQN) là một bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi. Bệnh thường xảy ra đột ngột, gây tử vong nhanh hoặc để lại nhiều di chứng thần kinh rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh1. Trong ĐQN thì nhồi máu não là dạng hay gặp nhất, chiếm 70-85% các trường hợp và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trưởng thành2. Trên thế giới, chỉ tính riêng năm 2010, đã có 33 triệu người bị ĐQN, trong đó có khoảng 17 triệu ca mắc lần đầu. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau nguyên nhân tim mạch, chiếm 11,3% tử vong toàn cầu3. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐQN ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề lớn của ngành thần kinh học và hồi sức cấp cứu, với khoảng 230.000 ca mắc mới hàng năm. ĐQN là một trong mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người cao tuổi, chiếm 27%4, và cũng đứng đầu trong mười nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất trong nhóm bệnh không lây nhiễm ở nước ta2,4,5. Vì vậy, ĐQN được coi là vấn đề thời sự cấp bách của y học nói chung và phục hồi chức năng nói riêng. Cùng với tiến bộ trong chẩn đoán, xử trí.., tỉ lệ tử vong do nhồi máu não đã giảm đáng kể trong hơn 2 thập kỷ qua. Các phương pháp như can thiệp mạch và liệu pháp tiêu sợi huyết giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong và tàn tật. Tuy nhiên, mới có khoảng 10% bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn điều trị với thuốc tiêu huyết khối, việc can thiệp mạch chỉ được tiến hành ở các trung tâm y tế kỹ thuật cao, nên nhiều bệnh nhân chưa có cơ hội tiếp cận với điều trị. Hơn nữa, với 50% bệnh nhân sống sót sau ĐQN có di chứng tàn tật thì hậu quả của nhồi máu não vẫn còn rất nặng nề, trở thành gánh nặng cho bản thân, gia đình người bệnh và cả xã hội3. Quan điểm về vai trò của của đơn vị thần kinh mạch máu đối với quá trình tổn thương và phục hồi sau ĐQN đã mở ra nhiều hướng mới cho can thiệp điều trị và phục hồi cho người bệnh. Theo đó, bảo vệ mạch máu, bảo vệ thần kinh, kích thích sinh mạch máu, sinh thần kinh và sự linh hoạt thần kinh là các mục tiêu cơ bản của quá trình điều trị và phục hồi6,7. Vì vậy việc điều trị sớm và cung cấp oxy đầy đủ là một trong những yếu tố quyết định thành công8. Liệu pháp oxy cao áp (Hyperbaric Oxygen Therapy - HBOT) được ứng dụng lâm sàng đầu tiên từ cách đây khoảng nửa thế kỷ và đến nay, HBOT được sử dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh lý như ngộ độc carbon monocid, tắc mạch khí, hoại thư sinh hơi, vết thương khó liền… Những năm gần đây, liệu pháp này còn được chứng minh có tác dụng với nhu mô não tổn thương. HBOT cũng có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác để làm tăng hiệu quả phục hồi cho người bệnh9,10. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng liệu pháp Oxy cao áp tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng thần kinh trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng liệu pháp oxy cao áp” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng liệu pháp oxy cao áp. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Phục hồi chức năng | vi_VN |
dc.title | ĐáNH GIá KếT QUả PHụC HồI CHứC NĂNG THầN KINH TRÊN BệNH NHÂN ĐộT QUỵ NHồI MáU NãO BằNG LIệU PHáP OXY CAO áP | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0350.pdf Restricted Access | 1.92 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.