Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1538
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ MẠC TREO ĐẠI TRÀNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II-III
Authors: CHỬ QUỐC, HOÀN
Advisor: NGUYỄN VĂN, HIẾU
Keywords: Ung thư
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư đại trực tràng là bệnh lý thường gặp. Theo thống kê của Globocan 2018, tại Việt Nam hàng năm có khoảng hơn 14.000 ca mới mắc và có khoảng hơn 7.800 ca tử vong do ung thư đại trực tràng, đứng hàng thứ 4 ở nam, thứ 5 ở nữ và thứ 5 ở cả 2 giới sau ung thư gan, phổi, dạ dày và vú. Tỉ lệ mới mắc khoảng 13,4/100.000 dân và tỉ lệ tử vong khoảng 7/100.000 dân ở cả 2 giới. Trên thế giới, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4 trong số tất cả các loại ung thư, với khoảng gần 1.100.000 ca mới mắc hàng năm, chiếm khoảng 6,1% tất cả các loại ung thư, trong số đó có khoảng hơn 550.000 ca tử vong hằng năm và chiếm khoảng 5,8% số ca tử cung do ung thư1. Hầu hết các triệu chứng lâm sàng của ung thư đại tràng giai đoạn sớm còn kín đáo, thường bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn muộn. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào nội soi, sinh thiết làm giải phẫu bệnh, chẩn đoán giai đoạn thường sử dụng cắt lớp vi tính và các biện pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh khác. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn tại chỗ, tại vùng, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất, hóa trị có vai trò bổ trợ sau phẫu thuật, xạ trị ít có vai trò2. Trong phẫu thuật triệt căn ung thư đại tràng, đảm bảo cắt rộng khối u và vét hạch vùng rộng rãi là nguyên tắc căn bản, tuy nhiên trên thế giới cũng như ở Việt Nam mức độ vét hạch đến đâu là đủ vẫn còn là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. Theo hiệp hội ung thư đại trực tràng Nhật Bản, với những tổn thương tại chỗ đánh giá T3 - T4 hoặc hạch nghi di căn, chỉ định vét hạch D3 hệ thống là quan điểm được thống nhất, do đó mang lại cho Nhật Bản kết quả sống thêm ung thư đại tràng giai đoạn II, III thuộc hàng đứng đầu trên thế giới3. Nghiên cứu lớn đầu tiên của châu Âu do Hohenberg công bố năm 2009 trên cơ sở phôi thai học, mô học, giải phẫu và chuẩn hóa kĩ thuật vét hạch bằng cắt toàn bộ mạc treo đại tràng (Complete Mesocolic Excision - CME) ngoài việc vét hạch đến D3 còn quan tâm tới chiều dài đoạn ruột được lấy bỏ và tính toàn vẹn của mạc treo được cắt đi giúp cải thiện kết quả về ung thư học so với các phẫu thuật Standard của giai đoạn trước4. Cho tới nay cắt toàn bộ mạc treo đại tràng đã được triển khai rộng rãi tại nhiều trung tâm lớn trên thế giới, so với các kĩ thuật vét hạch D2 (hoặc Standard) trước đây, cắt toàn bộ mạc treo đại tràng cải thiện tỉ lệ sống thêm toàn bộ nhờ giảm thiểu tỉ lệ tái phát tại chỗ, tại vùng, đặc biệt là tái phát hạch tại vị trí gốc bó mạch mạc treo tràng trên hoặc mạc treo tràng dưới do nó lấy mạc treo rộng hơn, cắt đoạn ruột dài hơn và quan tâm đầy đủ hơn tới tính nguyên vẹn và bề dày mạc treo được cắt, nơi chứa các hạch bạch huyết di căn. Thực tế lâm sàng tại bệnh viện K chúng tôi có gặp khá nhiều những trường hợp tái phát hạch gốc bó mạch mạc treo tràng trên hoặc mạc treo tràng dưới, chính vì vậy quan điểm về cắt toàn bộ mạc treo đại tràng mới được đưa vào thực hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam cũng như bệnh viện K chưa có nhiều báo cáo thống kê về tính an toàn về ngoại khoa cũng như các kết quả về ung thư học của nó. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo đại tràng điều trị ung thư đại tràng giai đoạn II-III” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II, III được phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo đại tràng (CME). 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo đại tràng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1538
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0345.pdf
  Restricted Access
2.25 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.