Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1537
Title: SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢI GIÃN CƠ CỦA SUGAMMADEX SO VỚI NEOSTIGMIN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI U TUYẾN THƯỢNG THẬN
Authors: PHẠM THỊ VÂN, ANH
Advisor: TRỊNH VĂN, ĐỒNG
Keywords: GÂY MÊ HỒI SỨC
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tuyến thượng thận (TTT) là tuyến nội tiết nằm sâu trong phúc mạc, tuyến thượng thận chế tiết ra các hocmon tham gia quá trình chuyển hóa đường, điện giải, đặc biệt bài tiết cathecholamin có tác dụng điều hòa huyết áp động mạch. U tuyến thượng thận (UTTT) là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý cao huyết áp, suy tim, và rối loạn điện giải vv…Do vị trí u nằm phía sau phúc mạc và liên quan đến các mạch máu lớn nên khi phẫu tích có nhiều nguy cơ chảy máu. Hơn nữa do tiết ra các cathecholamin điều hòa huyết áp động mạch nên chỉ 1 kích thích nhỏ cũng có thể gây ra rối loạn huyết động trong mổ, làm huyết áp có thể tăng rất cao, loạn nhịp nhanh, rung thất. Năm 1992 Gargner là người đầu tiên phẫu thuật thành công UTTT nội soi 1. Mổ nội soi ổ bụng nói chung và mổ nội soi UTTT nói riêng là phẫu thuật ít xâm lấn .Về mặt gây mê hồi sức có thể gây nên những thay đổi sinh lý bệnh nguy hiểm cho bệnh nhân như bơm CO2 vào ổ bụng, tăng áp lực lớn trong ổ bụng, thay đổi tư thế bệnh nhân. Với phẫu thuật UTTT thì giai đoạn nguy kịch là bơm CO2, thao tác phẫu tích u cạnh động mạch chủ (10%) làm tăng sức cản mạch máu ngoại vi, kích thích cơ tim, loạn nhịp tim gây lên cơn cao huyết áp ác tính trong mổ. Giai đoạn kẹp tĩnh mạch TTT và cắt u làm huyết áp tụt do nồng độ catecholamin máu tụt đột ngột (u tủy thượng thận). Vì vậy phẫu thuật UTTT đòi hỏi phải có giãn cơ tốt, tạo trường mổ rộng nhất, tránh mọi kích thích của bệnh nhân trong mổ, tạo điều kiện phẫu thuật thuận lợi nhất. Do đó phẫu thuật nội soi UTTT, thuốc giãn cơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình đặt ống nội khí quản (NKQ) cũng như tối ưu hóa tầm nhìn và mở rộng phạm vi phẫu trường 2, vì vậy việc tìm ra cách giải giãn cơ an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân là cần thiết 3. Theo thống kê, tỷ lệ tồn dư thuốc giãn cơ ở giai đoạn hồi tỉnh rất cao, khoảng 44 - 57% 4. Tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật có thể gây những biến chứng về hô hấp và tim mạch, hô hấp 4. Do đó rất cần đánh giá chính xác và đầy đủ vấn đề tồn dư giãn cơ sau phẫu thuật cũng như giải giãn cơ sau gây mê toàn thân 2. Nestigmin là thuốc giải giãn cơ được sử dụng từ lâu với cơ chế tác dụng ức chế men cholinesterasa qua khe synap. Thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn trên tim mạch gây nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền cơ tim, tăng tiết dịch phế quản, co thắt phế quản, nôn và buồn nôn. Với sự ra đời của sugammadex, một loại thuốc hóa giải giãn cơ thế hệ mới, có tác dụng hồi phục nhanh, hiệu quả đối với thuốc giãn cơ rocuronium, góp phần giảm tỷ lệ tồn dư giãn cơ sau mổ và mang lại an toàn cho người bệnh 5. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu nói về tính an toàn, hiệu quả của sugammadex để giải giãn cơ cho người cao tuổi, béo phì, tim mạch, hô hấp và giải giãn cơ cấp cứu khi không đặt được nội khí quản mà đã tiêm thuốc giãn cơ nhân aminosteroid 6, 7. Ở Việt Nam sugammadex đã được đưa vào sử dụng để giải giãn cơ cho những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tồn dư giãn cơ4. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu quả hai thuốc giải giãn cơ này ở bệnh nhân mổ UTTT nội soi. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “So sánh hiệu quả giải giãn cơ của sugammadex so với neostigmin trong phẫu thuật nội soi u tuyến thượng thận” với mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả giải giãn cơ của sugammadex 2mg/kg với neostigmin 50 mcg/kg kết hợp với atropin sulfat 0,01 mg/kg ở bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi u tuyến thượng thận. 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn khi giải giãn cơ bằng sugammadex 2mg/kg với neostigmin 50 mcg/kg kết hợp với atropin sulfat 0,01 mg/kg ở phẫu thuật trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1537
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0344.pdf
  Restricted Access
2.15 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.