
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1531
Title: | ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ BỊ VIÊM TỤY CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG |
Authors: | BÙI PHƯƠNG, NHUNG |
Advisor: | LƯU THỊ MỸ, THỤC |
Keywords: | Nhi khoa |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Viêm tụy cấp (VTC) là tình trạng bệnh lý gây ra bởi tổn thương tiêu hủy tụy với hiện diện mô học là viêm nhu mô, phù nề kẽ, xâm nhập các tế bào viêm. Tổn thương viêm không những gây biến đổi tế bào tại tụy mà còn gây tổn thương các cơ quan lân cận với mức độ khác nhau hoặc viêm hệ thống là hậu quả của giải phóng quá mức enzyme chuyển trypsinogen thành trypsin. Có hai dạng tổn thương viêm của tụy là tụy phù nề (thường là nhẹ) hoặc hoại tử (rất nặng). Tuy nhiên viêm tụy hoạt tử ít gặp ở trẻ em. Quá trình viêm và tái phát viêm có thể gây ra các mức độ rối loạn chức năng khác nhau của tuyến tụy nội và ngoại tiết hoặc cả hai [1]. Trong vài thập kỷ gần đây, viêm tụy cấp ở trẻ em ngày càng gia tăng với tỷ lệ mắc (3.6 – 13.3 ca/100 000 trẻ mỗi năm và trở thành bệnh lý hàng đầu của tụy chiếm 50 - 65% bệnh lý của tụy [1], [2], [3]. Căn nguyên gây VTC ở trẻ em đa dạng và diễn biến có thể nhẹ, tự khỏi cho đến nặng gây nguy hiểm đến tính mạng do các biến chứng. Điều trị VTC ở trẻ em tùy thuộc giai đoạn, mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu trên người lớn đã chứng minh được vai trò của dinh dưỡng trong điều trị VTC. Ở trẻ em, dinh dưỡng điều trị tuy đã được các hiệp hội nhi khoa như: Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng nhi khoa Châu Âu (ESPGHAN) và NASPGHAN (Hiệp hội Tiêu hóa Gan mật và Tụy Bắc Mỹ) đưa ra hướng dẫn can thiệp dinh dưỡng điều trị bằng nhiều phương pháp (dinh dưỡng toàn phần tĩnh mạch (TPN), sữa công thức thuỷ phân, sử dụng sonde …) [3], [4] nhưng điều trị VTC ở trẻ em thực sự còn trở ngại bởi phụ thuộc nhiều yếu tố như căn nguyên gây bệnh, tình trạng dinh dưỡng, tuổi, mức độ bệnh, sự chấp nhận của bản thân trẻ [3]. Do vậy, cho tới nay trên thế giới vẫn còn ít số liệu báo cáo về can thiệp dinh dưỡng cho trẻ VTC. Theo báo cáo tổng kết của hiệp hội tiêu hóa gan mật tụy Bắc Mỹ (NASPGHAN) trong nghiên cứu của Abu - El- Haija (2016) và cộng sự cho thấy cho trẻ VTC ăn sớm qua đường tiêu hóa phối hợp với dịch duy trì lúc vào viện gấp 1,5 lần dịch cơ bản so với nhóm ăn đường tiêu hóa muộn sau 48h nhập viện kết quả nhóm dinh dưỡng sớm có thời gian nằm viện ngắn hơn, ít biến chứng hơn, tỷ lệ chuyển hồi sức cấp cứu thấp hơn [4]. Tại Việt Nam, các khuyến nghị trên thế giới trong điều trị VTC trẻ em đã được áp dụng đặc biệt là dinh dưỡng điều trị nhưng trên thực hành lâm sàng vẫn còn nhiều rào cản bởi chưa có hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng cụ thể, do vậy áp dụng dinh dưỡng điều trị nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho trẻ thì vẫn là trăn trở của các nhà nhi khoa. Bệnh viện nhi Trung Ương với đặc điểm là tuyến cuối điều trị các bệnh trẻ em nên lượng bệnh nhân VTC được nhập viện ngày càng tăng trong khoảng 5 năm trở lại đây [5]. Trẻ VTC cũng đã được áp dụng các khuyến cáo mới trong điều trị bệnh nhưng chế độ dinh dưỡng vẫn còn chưa thống nhất và chưa được báo cáo nhiều trong các nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chế độ dinh dưỡng điều trị ở trẻ em bị viêm tụy cấp điều trị tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương” được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân viêm tụy cấp tại bệnh viện Nhi Trung Ương. 2. Đánh giá kết quả điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm tụy cấp tại bệnh viện Nhi Trung Ương. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1531 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0338.pdf Restricted Access | 1.85 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.