Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1527
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TÁI PHÁT
Authors: PHAN TÙNG, LĨNH
Advisor: HOÀNG, LONG
Keywords: Ngoại - Tiết niệu
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến và hay tái phát, tỷ lệ mắc bệnh từ 1 - 14% dân số, trong đó sỏi thận gặp với tỷ lệ 40%. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động, tốn kém trong điều trị. Thống kê tại Mỹ năm 2000 chi phí chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu lên đến 2,1 tỷ USD 1, 2, 3, 4. Ngoài ra sỏi thận cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, gây ra nhiều biến chứng như: nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận… là nguyên nhân gây ra tử vong của 19.000 người mỗi năm trên toàn thế giới tính từ năm 1990 – 2010 1. Vì vậy, sỏi thận cần phải được phát hiện sớm để có các biện pháp điều trị thích hợp 1, 2, 3, 4. Sỏi thận xuất hiện trở lại sau hai năm khi điều trị sạch sỏi lần đầu được coi là sỏi tái phát. Sỏi thận là một bệnh lý có tỷ lệ tái phát cao, theo Henglong Hu 4, nguy cơ hình thành sỏi thận suốt đời là khoảng 11% đối với nam giới và 7% đối với phụ nữ, tăng lên khi thay đổi chế độ ăn uống và khí hậu. Tỷ lệ tái phát sau khi điều trị sỏi là rất cao lần lượt là 50% sau 5 năm và 80-90% sau 10 năm 4. Mặt khác, trên những bệnh nhân có tiền sử can thiệp ngoại khoa lấy sỏi thận có tiên lượng nặng hơn. Đó là do chức năng thận bị suy giảm, nguy cơ ứ mủ thận tăng, biến đổi giải phẫu của thận và các tổ chức xung quang thận. Đặc biệt là hiện tượng xơ dính quanh bó mạch thận và niệu quản là nguyên nhân gây khó khăn, phức tạp khi phẫu thuật mở tiếp theo để lấy sỏi, loại bỏ tắc nghẽn cho đài bể thận. Chính vì vậy mức độ an toàn trong phẫu thuật giảm, tỷ lệ cắt thận tăng lên, hiệu quả lấy hết sỏi không cao. Trước năm 1980, tại Việt Nam mổ mở là cách duy nhất trong điều trị ngoại khoa bệnh sỏi tiết niệu. Gần đây, nhờ sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và phương tiện nội soi đã tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi thận, đặc biệt là tán sỏi qua da đã làm cho chỉ định mổ mở trong điều trị sỏi thận được thu hẹp dần và đôi khi chỉ là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp ít xâm lấn thất bại hoặc không thể áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là ít sang chấn, ít đau, ít tàn phá trên cơ thể và hệ tiết niệu khi can thiệp, rút ngắn thời gian hậu phẫu và thời gian phục hồi sức khỏe của bệnh nhân 2. Với mục đích tránh mổ mở, hạn chế tổn hại nhu mô và tránh phải phẫu tích qua vùng mô sẹo xơ, dính ở các bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật mở lấy sỏi thận. Qua đó hạn chế được nguy cơ chảy máu, hạn chế kiểm soát bó mạch thận khi mở nhu mô, giảm nguy cơ phải cắt thận thì chỉ định tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ là sự lựa chọn mới thay thế mổ mở truyền thống trong trường hợp sỏi thận tái phát 1, 3. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tán sỏi qua da qua đường hầm nhỏ là một phương pháp có tính hiệu quả và an toàn cao trong điều trị sỏi thận. Tuy nhiên, ở Việt Nam có ít nghiên cứu nào đánh giá tính hiệu quả của tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ chuyên biệt điều trị sỏi thận tái phát. Xuất phát từ những vấn đề trên, để ứng dụng những tiến bộ của thế giới và có những luận cứ khoa học về phương pháp điều trị này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tái phát” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sỏi thận tái phát được phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. 2. Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận tái phát bằng phương pháp phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1527
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0334.pdf
  Restricted Access
2.4 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.