Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1526
Title: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẮC RUỘT DO UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRÁI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: HOÀNG, ANH
Advisor: Trần Hiếu
Keywords: Ngoại - Tiêu hóa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính đứng thứ tư thế giới với khoảng 1,4 triệu ca mắc mới mỗi năm, phổ biến thứ tư ở nam giới (746.000 trường hợp, 10,0% tổng số) và thứ tư ở phụ nữ (614.000 trường hợp, 9,2% tổng số). UTĐT trái là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ tư trên thế giới, với gần 700.000 ca tử vong vào năm 2012. Tắc ruột xẩy ra trong trong khoảng 15 – 30%, chiếm 80% các biến chứng do UTĐT trái, vị trí thường gặp nhất là đại tràng sigma.1,2,3 Trong cấp cứu, xử trí tắc ruột do UTĐT trái và trực tràng gặp nhiều khó khăn và có nhiều ý kiến khác nhau. Trên thế giới, đặt stent qua nội soi đại trực tràng để điều trị tắc ruột trong cấp cứu được báo cáo đầu tiên năm 1991 và thực hiện ngày càng rộng rãi trong các trường hợp điều trị giảm nhẹ hoặc để chuẩn bị cho phẫu thuật thì 2 điều trị triệt căn. Tuy nhiên, ở Việt Nam phương pháp này áp dụng rất hạn chế do chưa nhiều kinh nghiệm, giá thành rất cao. Vì vậy phẫu thuật điều trị tắc ruột vẫn là phương pháp được thực hiện chủ yếu4. Điều trị tắc ruột do UTĐT trái cần phối hợp điều trị tắc ruột và triệt căn ung thư. Các phương pháp được áp dụng hiện nay bao gồm: Mổ 1 thì: cắt đoạn đại tràng nối ngay có hoặc không thụt rửa trong mổ. Bệnh nhân chỉ mổ 1 lần, thời gian nằm viện giảm nhưng tỉ lệ rò, xì miệng nối cao, nguy cơ nhiễm trùng nặng do phẫu thuật cấp cứu và khả năng nạo vét hạch triệt để trong mổ cấp cứu còn hạn chế. Nghiên cứu của Lê Huy Phong tỉ lệ xì rò miệng nối là 4/21 trường hợp phẫu thuật tắc ruột do UTĐTT có thụt rửa trong mổ5. Mổ 2 thì: phẫu thuật Hartmann hoặc cắt đại tràng nối ngay và làm HMNT bảo vệ. Thì 1 cắt đoạn đại tràng có u và làm hậu môn nhân tạo trong cấp cứu. Thì 2 lập lại lưu thông đường tiêu hóa sau khoảng 3 tháng. Người bệnh chịu 2 cuộc mổ nhưng khả năng mổ triệt căn ung thư trong cấp cứu hạn chế, thì 2 mổ khó khăn do dính ruột. Thời gian mổ thì 1 kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến những bệnh nhân có bệnh nền nặng, tuổi cao. Nguyên cứu H Cugnenc có 2 bệnh nhân tử vong sau mổ thì 1 tình trạng toàn thân nặng6. Mổ 2 thì: thì 1 mở nhỏ và làm HMNT trên u tạm thời điều trị tắc ruột có hoặc không có nội soi ổ bụng hỗ trợ. Thì 2 cắt đoạn đại tràng có u, nạo vét hạch sau 2 tuần. Phẫu thuật đảm bảo điều trị tắc ruột và triệt căn ung thư. Trong cấp cứu thời gian phẫu thuật nhanh, vết mổ nhỏ, sau mổ bệnh nhân phục hồi tốt, thì 2 ca mổ thực hiện thuận lợi vì dính ruột ít7. Tại bệnh viện Bạch Mai, tắc ruột do UTĐT trái và trực tràng là một cấp cứu thường gặp, chiếm 55,6% các trường các trường hợp tắc ruột do UTĐT8. Hiện nay, thái độ xử trí tắc ruột do UTĐT trái có nhiều phương pháp được thực hiện tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên khác nhau, để góp phần đánh giá các phương pháp nêu trên trong điều trị tắc ruột do UTĐT trái và trực tràng. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài : "Kết quả phẫu thuật tắc ruột do ung thư đại tràng trái tại bệnh viện Bạch Mai" với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở những bệnh nhân tắc ruột do ung thư đại tràng trái được phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2018 - 2020. 2. Đánh giá kết quả sớm điều trị phẫu thuật tắc ruột do ung thư đại tràng trái tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2018- 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1526
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0333.pdf
  Restricted Access
1.77 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.