Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1522
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ BÀNG QUANG VÀ DẪN LƯU NƯỚC TIỂU THEO PHƯƠNG PHÁP BRICKER ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2015 – 2019
Authors: NGUYỄN TRỌNG, THẢO
Advisor: Đỗ Trường, Thành
Keywords: Ngoại - Tiết niệu
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư bàng quang là tổn thương ác tính thường gặp nhất của hệ tiết niệu, chiếm hơn 50% tổng số các trường hợp ung thư đường niệu1. Số lượng bệnh nhân ung thư bàng quang có xu hướng ngày càng gia tăng, một phần nhờ vào những tiến bộ trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm tổn thương. Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2003, có 335.000 trường hợp ung thư bàng quang; tới năm 2014, đã có 429.793 trường hợp được chẩn đoán2,3. Theo Hiệp hội Ung thư quốc gia Hoa Kỳ, năm 2000, ước tính có khoảng 53.200 ca mắc mới ung thư bàng quang; con số này năm 2010 là 70.530 ca và sẽ là 80.470 ca mắc mới với 17.670 ca tử vong do ung thư bàng quang vào năm 20191,4,5. Tại Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Kỳ, trong vòng 15 năm (1982 – 1996), khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có 436 trường hợp bệnh nhân ung thư bàng quang6; thì sau đó chỉ trong 3 năm (2000 – 2002), theo tác giả Đỗ Trường Thành, trung bình có 142 bệnh nhân ung thư bàng quang nhập viện mỗi năm7; và sau 4 năm (2002 – 2005), khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã điều trị cho 759 trường hợp ung thư bàng quang8. Trong việc điều trị cho bệnh nhân ung thư bàng quang, ở mọi giai đoạn bệnh, thì can thiệp phẫu thuật luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Để đạt mục tiêu điều trị triệt căn cho bệnh nhân, thì chỉ định phẫu thuật cắt bàng quang toàn bộ khi tổn thương ung thư đã xâm lấn đến lớp cơ thành bàng quang nhưng chưa có di căn là lựa chọn hàng đầu9. Sau khi toàn bộ bàng quang được cắt bỏ, thì yêu cầu phục hồi lưu thông nước tiểu được đặt ra với nhiều phương pháp khác nhau như: Chuyển lưu nước tiểu trực tiếp ra da, qua một đoạn ruột hoặc tạo hình bàng quang mới bằng quai ruột đã được nghiên cứu và phát triển10. Trong đó, phẫu thuật Bricker là phương pháp chuyển lưu nước tiểu từ hai niệu quản ra da, gián tiếp qua một đoạn hồi tràng đã được thực hiện tại khoa Phẫu thuật tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và các trung tâm phẫu thuật lớn trong cả nước11,12. Phẫu thuật Bricker với nhiều ưu điểm, đáng kể nhất là giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân sau điều trị phẫu thuật, nên trong một thời gian dài đã được xem như là phương pháp chuyển lưu nước tiểu tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư bàng quang sau cắt bàng quang toàn bộ13. Trải qua thời gian áp dụng phẫu phuật Bricker, cùng với sự phát triển của dụng cụ trang thiết bị, sự nâng cao trình độ của phẫu thuật viên và sự tiến bộ của gây mê hồi sức cũng như công tác điều dưỡng, chăm sóc sau mổ; thì trong giai đoạn gần đây, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chưa có thêm các nghiên cứu để tiếp tục đánh giá kết quả của kỹ thuật này. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và dẫn lưu nước tiểu theo phương pháp Bricker điều trị ung thư bàng quang tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 – 2019”, với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm bệnh nhân cắt toàn bộ bàng quang và dẫn lưu nước tiểu theo phương pháp Bricker. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và dẫn lưu nước tiểu theo phương pháp Bricker điều trị ung thư bàng quang tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 – 2019.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1522
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0329.pdf
  Restricted Access
2.7 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.